Hội Thảo Khoa Học: Diễn Trình Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi phogthuydainam, 18/9/24.

  1. phogthuydainam

    phogthuydainam Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    29/6/24
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Vào ngày 16/9/2024 lúc 7:30 Phong Thủy Đại Nam đã có buổi livestream chia sẻ những kiến thức độc đáo và đặc biệt về phong thủy qua các triều đại phong kiến. Cùng Phong Thủy Đại Nam điểm qua các nội dung nổi bật.

    [​IMG]
    Hội Thảo: Diễn trình Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật các Triều đại Phong kiến Việt Nam

    Phiên thứ nhất: Triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê: Diễn trình lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật
    Giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê: Diễn trình lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật )
    Người trình bày: ThS. Kim Thanh Sản

    Hệ tư tưởng tôn giáo: Phật – Đạo cùng song hành

    Tín ngưỡng: Tục thờ đa thần

    • Thờ các thần tự nhiên: thần đá, thần cây, thần sông nước, nhiên thần…
    • Tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tiếp nhận từ phía Trung Quốc, bảo vệ thành quách, vị thần đầu tiên là thần sông Tô Lịch
    • Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc có từ sớm gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phù Đổng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng…
    • Tín ngưỡng thờ Hùng Vương thời kỳ này đã có nhưng mang tính chất địa phương ở vùng Phú Thọ
    Danh nhân: Nước ta xuất hiện những nhân vật kiệt xuất, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, thời kỳ nhà Ngô có thể kể tới Ngô Quyền; thời Đinh, có Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), Lã Lang Đại Vương, Lưu Cơ, Phạm Bạch Hổ,…; nhà Tiền Lê có Lê Đại Hành (Lê Hoàn), Pháp Thuận,…

    Văn hoá Dòng họ: Thời kỳ Bắc thuộc, nước ta đã xuất hiện nhiều tên họ. Sang thời Ngô, Đinh, Tiền Lê có 1 số dòng họ lớn mạnh. Thời Ngô có: họ Dương, họ Lê ở châu Ái (Thanh Hoá ngày nay); họ Đinh ở Trường Châu (Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay); họ Hồ ở Quỳnh Lưu (Nghệ An ngày nay); Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay); họ Kiều ở Châu Phong (Vĩnh Phúc ngày nay); họ Vũ ở Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương ngày nay); họ Lý ở Cổ Pháp (Bắc Ninh ngày nay); họ Đỗ ở Bảo Đà (Quốc Oai, Hà Nội)… Sang thời Đinh – Tiền Lê chứng kiến sự phát triển của dòng họ Đinh với sự lên ngôi của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn (Lê Đại Hành). Các tướng lĩnh, quân thần gắn liền với sự ra đời của các triều đại cũng được các dòng họ tôn vinh; chẳng hạn ở Thái Bình có dòng họ Bùi, ông tổ của dòng họ này là Bùi Quang Dũng. Tuy vậy việc thờ cúng dòng họ chưa được điển chế hoá và phổ biến.

    [​IMG]
    Di tích thành Cổ Loa
    Tìm hiểu việc thờ tiền nhân của họ tộc từ thời Ngô đến thời Trần (thế kỷ X – XIV) – Qua một số di tích tại Hải Phòng
    Người trình bày: TS. Nguyễn Đình Chỉnh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian TP Hải Phòng

    Thực tiễn cho thấy muốn tìm hiểu nghiên cứu về dòng họ trong 5 triều đại từ Ngô đến Trần (trên 400 năm), duy nhất chỉ bằng phương pháp thông qua những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử tại các địa phương. Các nhân vật lịch sử này thường là các vị Phúc thần, Thành hoàng. Vì là thần, thánh, nên thân thế sự nghiệp được nhà nước, nhân dân ghi chép, truyền tụng lưu giữ đến ngày nay. Tại Hải Phòng trong 5 thời kỳ lịch sử kể trên, chúng tôi nêu ra một số nhân vật lịch sử được phụng thờ làm Phúc thần, Thành hoàng. Từ đó khẳng định tính phổ biến về tín ngưỡng thờ phụng của cộng đồng người Việt trong những thời kỳ lịch sử này là thờ Thành hoàng, Phúc Thần. Trên cơ sở đó chúng ta có những kết luận về việc thờ tiền nhân trong dòng họ của 5 giai đoạn lịch sử, từ triều Ngô đến triều Trần là chưa được hình thành. Đây cũng là dấu mốc để nghiên cứu việc phụng thờ tiền nhân của dòng họ trong những giai đoạn lịch sử tiếp sau.

    Vai trò, vị trí của dòng họ và ảnh hưởng của lịch sử, xã hội đối với dòng họ

    Vai trò vị trí:

    • Có họ tộc mới có làng xã, có làng xã mới có đất nước, họ cả làng, làng mang tên họ như Nguyễn xá, Lê xá, Đoàn xá …
    • Có vai trò quyết định xây dựng nên văn hoá làng xã, đa dạng hoá văn hoá xã hội
    • Động lực cố kết cộng đồng, tạo nguồn sức mạnh cho các thành viên phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương, đất nước.
    Ảnh hưởng của lịch sử, xã hội

    • Chiến tranh xâm lược
    • Thanh trừng giữa các thế lực dòng họ
    • Chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến
    • Thiên nhiên bão lụt, dịch bệnh.
    • Người dân mù chữ không có ghi chép được lịch sử dòng họ
    => Dòng họ bị chia ly, phân tán, thay đổi họ, các tư liệu, gia phả của dòng họ bị huỷ hoại. Đến nay, hầu hết các dòng họ chỉ nối liền mạch các thế hệ thời hậu Lê TK 17 – 18 về đây

    Từ triều Ngô – Trần thế kỷ X – XIV việc thờ tự các bậc tiền nhân của họ tộc

    • Các dòng họ được biết đến qua các nhân vật lịch sử nổi tiếng, các vị này thường là Phúc thần, Thành hoàng làng được cộng đồng làng xã phụng thờ.
    • Các vị Phúc thần, Thành hoàng được vua sắc phong, chép, sao thần tích, lệnh cho người dân xây đền, miếu phụng thờ (sau này có thêm đình), một số được nhà nước ban cho tiền công để xây dựng đền, miếu.
    • Nhà nước ghi chép vào sách Bách thần và quy định điển lễ thờ phụng, tế lễ, cầu đảo xin phù hộ để cầu vũ, cầu an, cầu đánh tan giặc…
    [​IMG]
    Đình An Hồng Phúc, An Hồng, An Dương, Hải Phòng thờ 3 vị Thành hoàng họ Lý có công giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thế kỷ X
    [​IMG]
    Nghi môn đình Gia Viên
    Kết luận

    Trong 5 triều đại trên việc thờ phụng tiền nhân của các dòng họ chưa có, nếu có cũng rất mờ nhạt và hy hữu, chưa thành tập tục tín ngưỡng trong cộng đồng dòng họ.

    Giai đoạn lịch sử của 5 thời đại trên, những dòng họ được biết đến, được nghiên cứu tìm hiểu thông qua những nhân vật lịch sử nổi tiếng tại các địa phương. Sau khi mất các vị này đã hoá hiển thánh thành thần trong tâm thức người dân, được người dân thờ làm Phúc thần, Thành hoàng. Các vị thần được nhà nước tôn vinh, bảo hộ, được vua chúa ban sắc phong để người dân lập đền miếu phụng thờ cùng với sự trường tồn của đất nước.

    Những nhân vật lịch sử nổi tiếng hoá thần, hóa thánh chính là những yếu tố, điều kiện cần và đủ để chúng ta tìm hiểu cội nguồn, nối kết các thế hệ của hầu hết những dòng họ tại thành phố Hải Phòng cũng như của cả nước Việt Nam.

    Các di tích phụng thờ Phúc thần, Thành hoàng tại các địa phương hiện nay cơ bản được phụng dựng, trùng tru, tôn tạo, phát huy tốt giá trị. Tuy nhiên di sản văn hóa vật chất tại các di tích của 5 thời đại nêu trên hiện nay hầu như không còn. Một số di tích là công trình kiến trúc cổ truyền thống có đời sớm nhất khoảng trên 300 năm. Tuy nhiên cũng có một số rất hãn hữu địa phương bảo tồn phần mộ của nhân vật lịch sử ở thời đại trên nhưng chủ yếu ở thời Trần.

    Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhiều nhà thờ họ được trùng tu tôn tạo và xây dựng mới. Các gia đình có điều kiện trong dòng họ đã cùng xây dựng nhà thờ họ khang trang hơn. Có nhà thờ họ có những thay đổi về hình thức bên ngoài nhưng bản chất cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bên trong nhà thờ họ của vẫn còn nguyên giá trị. Việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị nhà thờ họ cả về hình thức và ý nghĩa theo văn hoá Việt Nam trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm


    Phiên thứ ba: Tập tục thờ cúng, an táng của người Việt (Từ Tiền Sơ sử đến Thế kỷ XIV)
    Tập tục thờ cúng, an táng của người Việt (Từ Tiền Sơ sử đến Thế kỷ XIV)
    Người trình bày: ThS. NCS. Trương Thuý Trinh (Dự án “Dòng chảy thời gian”)

    Bài thuyết trình của NCS. ThS. Trương Thúy Trinh về “Tập Tục Thờ Cúng An Táng Của Người Việt (Từ Tiền Sơ Sử – Thế Kỷ XIV)” tập trung vào các khía cạnh sau:

    Mục đích: Tìm hiểu các thành tố hình thành hệ thống nghi lễ tập tục thờ cúng an táng của người Việt từ thời khởi nguyên đến thế kỷ XIV và quá trình phát triển của tập tục này trong lịch sử.

    Diễn trình lịch sử:

    • Thời tiền – sơ sử: Người Việt cổ đã hình thành những tập tục thờ cúng, an táng thể hiện văn hóa bản địa như chôn cất tại nơi cư trú, mộ đất, mộ thuyền, và táng tro cốt.
    • Thời kỳ Bắc thuộc: Người Việt tiếp thu văn hóa Hán, nhưng vẫn bảo tồn các tập tục cổ như thờ cúng tổ tiên, an táng mộ đất và mộ thuyền.
    • Thời kỳ đầu độc lập (Ngô – Đinh – Tiền Lê): Ảnh hưởng văn hóa Hán còn sâu sắc, nhưng vẫn duy trì bản sắc riêng.
    • Thời Lý – Trần: Bắt đầu xây dựng lăng tẩm và ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo trong tập tục thờ cúng.
    Truyền thống thờ cúng trong bối cảnh hiện nay: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo tồn bản sắc văn hóa, truyền thống thờ cúng tổ tiên như một phần căn cước của người Việt trong thời kỳ hội nhập và hiện đại hóa.

    [​IMG]
    Mộ Hán
    [​IMG]
    Văn Minh Lạc Việt
    Kết luận: Tập tục thờ cúng và an táng của người Việt mang tính truyền thống tốt đẹp, cần được bảo tồn và phát huy trong bối cảnh hiện đại.

    Một số vấn đề về dòng họ, thờ cúng dòng họ ở nước ta trước thế kỷ X – XIV
    Người trình bày: GS. TS. Đinh Khắc Thuân – Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm (Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội)
    Nội dung trong tài liệu của GS. Đinh Khắc Thuân nói về dòng họ và thờ cúng dòng họ ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến thời Trần, thông qua tư liệu Hán Nôm như văn bia và gia phả. Mặc dù tài liệu về thời kỳ này khá ít ỏi, các văn bia và gia phả còn lại đã ghi nhận thông tin quan trọng về các dòng họ lớn, các nghi lễ thờ cúng tiên tổ, và quy trình biên soạn gia phả.

    Một số dòng họ nổi bật được đề cập bao gồm dòng họ Đào, Lê, Hà, Lưu, Đỗ, và nhiều dòng họ khác, với các văn bia và gia phả ghi chép lại chi tiết về họ và những đóng góp của họ từ thời Bắc thuộc đến thời Trần. Ví dụ, văn bia mộ của Thái phó Lưu công ở Thái Bình hay dòng họ Đỗ ở Hưng Yên đã được khắc ghi và thờ cúng qua nhiều thế hệ.

    Ngoài ra, tài liệu cũng nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của Phật giáo trong việc xây dựng chùa chiền không chỉ để thờ Phật mà còn làm nơi thờ tự tổ tiên. Điều này thể hiện qua trường hợp Đỗ Anh Vũ dựng chùa để thờ Phật và cha mẹ.

    Cuối cùng, tài liệu khái quát về sự phát triển của phong tục thờ cúng dòng họ từ thời Trần trở về trước, đồng thời cho thấy sự phổ biến của các nghi lễ này trong giai đoạn sau, đặc biệt từ thời Lê trở đi.



    Tổng kết buổi hội thảo
    Tôn chỉ hoạt động của Phong Thủy Đại Nam luôn tuân thủ theo chính sách và pháp luật của Việt Nam. Tập đoàn khao khát tái hiện lại toàn bộ kiến trúc, văn hóa, phong thủy và nghệ thuật của từng thời kỳ, mong muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. Hệ sinh thái Phong Thủy Đại Nam kỳ vọng rằng buổi hội thảo này sẽ là bước đầu để lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp và quý báu.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có bài diễn thuyết tổng kết, nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng chảy lịch sử, tín ngưỡng, văn hóa và nghệ thuật trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Ông cũng bày tỏ sự biết ơn đối với các chuyên gia đã tham gia, góp phần làm cho buổi hội thảo thành công tốt đẹp.

    Cuối cùng, ông Nguyễn Đức Nam, đại diện tập đoàn Phong Thủy Đại Nam, công bố số tiền từ thiện ủng hộ đồng bào vùng bão lũ đã lên tới 562 triệu 395 ngàn đồng tính đến 11h30 ngày 16/09.

    Trong đó, tập đoàn và nhân viên ủng hộ 350 triệu đồng, còn các thầy và những người yêu mến Đại Nam đóng góp 212 triệu 395 ngàn đồng. Ngoài ra, tập đoàn còn trích 10 triệu đồng hỗ trợ cho cán bộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão thế kỷ YaGi. Số tiền còn lại sẽ được gửi về Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Ông Phạm Thanh Bình, đại diện cho nhân viên, đã lên nhận phần tiền ủng hộ.

    Sau đó, ông Nguyễn Đức Nam tuyên bố bế mạc Hội thảo khoa học: Diễn trình lịch sử văn hóa – kiến trúc – phong thủy – mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV). Buổi thảo luận đã diễn ra suôn sẻ và thành công, Phong Thủy Đại Nam hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ quý khách hàng và các chuyên gia để duy trì và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp.
    Nguồn: https://phongthuydainam.vn/hoi-thao...c-trieu-dai-phong-kien-viet-nam-the-ky-x-xiv/
     

Chia sẻ trang này