Những cơn ốm nghén khi mang thai luôn khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi, nhất là khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Hướng dẫn 5 mẹo hết nghén khi mang thai mà bất kì mẹ nào cũng cần. Vì sao mẹ bị ốm nghén khi mang thai? Cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn bầu bì, đặc biệt là sự gia tăng của hormone Progesterone trong cơ thể. Hormone này gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa khiến cho mẹ bầu bị buồn nôn nhiều hơn. Bên cạnh đó có một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nghén khi mang thai gồm: Thói quen ăn uống thất thường. Hay nhịn ăn bữa sáng. Khứu giác của thai phụ nhạy cảm với các loại thực phẩm có mùi vị. Di truyền: Thường gặp ở những thai phụ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai. Mang thai lần đầu. Từng có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước. Người quá gầy, sức khỏe yếu. Mang song thai hoặc mang đa thai. 5 mẹo giúp mẹ bầu hết nghén khi mang thai cực hiệu quả Sau đây là một số bí quyết an toàn mà các bà bầu có thể áp dụng khi gặp ốm nghén trong thai kỳ: Lựa chọn các món ăn phù hợp Trong thời gian bị nghén các mẹ rất nhạy cảm về mùi vị. Do đó khi chọn lựa các món ăn mẹ nên lưu ý: Tránh các món ăn có mùi nồng dễ khiến mẹ bầu buồn nôn. Tránh món ăn cay, mặn, có tính nóng, chứa nhiều caffein… Tránh các món ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm mẹ bầu khó tiêu và dễ nôn hơn. Các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh quy giòn tốt cho mẹ bầu hơn các loại bánh ngọt, đồ ăn cay hay béo. Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, thịt, các loại hạt, chế phẩm từ sữa. Nên ăn khi còn nóng ấm, đồ ăn lạnh dễ khiến mẹ bị nôn hơn. Ban đầu nên ăn thức ăn đặc và khô sau đó chuyển dần sang món lỏng như canh, súp. Chia nhỏ bữa ăn Việc chỉ ăn 3 bữa chính với nhiều thức ăn là nguyên nhân khiến thai phụ dễ nôn nghén hơn, mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trải đều trong ngày. Chia nhỏ bữa ăn sẽ hạn chế tăng tiết dịch dạ dày giúp mẹ đỡ buồn nôn hơn đồng thời còn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế để dạ dày trống khiến đường huyết không xuống quá thấp, bổ sung đa dạng đầy đủ dinh dưỡng như: chất xơ, chất đạm, chất đường bột, chất béo,…trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Bổ sung vitamin bầu đúng cách Cùng với đó mẹ nên bổ sung các loại viên uống vitamin và khoáng chất cho bà bầu có chứa hỗn hợp Vitamin B ở hàm lượng thích hợp giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Đặc biệt bổ sung vitamin B6 giúp cảm giác nghén của mẹ được giảm đi, ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra khi sử dụng các viên uống này còn giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, axit folic, canxi, DHA. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các viên uống mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phá triển tối ưu. Tìm hiểu mẹ bầu nên uống sắt từ tháng thứ mấy và các viên vi chất khác để hấp thu được tốt nhất, không gây buồn nôn, táo bón, tác dụng phụ… Sử dụng thực phẩm giảm nghén Hiện này có mốt số loại thực phẩm lành tính có tác dụng xoa dịu cơn nghén của các mẹ như: Gừng: Gừng được coi là giải pháp giảm nhanh chứng buồn nôn do nghén bầu khi sử dụng một lượng vừa phải. Nếu các mẹ không ăn được gừng tươi thì có thể sử dụng bánh quy gừng, kẹo gừng, siro gừng hay trà gừng nhé. Chanh: Mùi dễ chịu của vỏ chanh để làm giảm bớt cơn ốm nghén. Tinh dầu trong vỏ chanh giúp an dịu thần kinh, xua tan cơn buồn nôn nhanh chóng. Mẹ cũng có thể uống một ly nước trà loãng với 1 lát chanh trong đó để làm giảm tình trạng ốm nghén. Thảo dược giảm nghén: Một số sản phẩm chuyên biệt có tác dụng tăng đề kháng, giảm nghén cho mẹ bầu rất tốt. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm này để sử dụng khi bị nôn nghén trong thai kì. Nghỉ ngơi hợp lý Ngoài những cách trên thì mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu, thử nằm xuống thư giãn. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ói thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút sẽ giúp giảm tình trạng này. Phụ nữ mang thai hãy giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Mặt khác các mẹ có thể áp dụng biện pháp bấm duyệt cũng giúp giảm nghén. Tuy nhiên để thực hiện biện pháp này các mẹ cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên gia, tránh tự ý thực hiện. Hy vọng rằng với những mẹo chữa ốm nghén trên sẽ giúp các mẹ đỡ vất vả phần nào trong những tháng ngày chăm sóc bé yêu trong bụng.