Toàn quốc Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thương Hiệu Trên Social Media

Thảo luận trong 'Thủ thuật máy tính - Website - SEO' bắt đầu bởi ggcallapi, 22/6/23.

  1. ggcallapi

    ggcallapi Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    24/5/23
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Digital Marketing
    Nơi ở:
    TP.Hồ Chí Minh
    1. Xây dựng lượng người theo dõi thông qua tương tác
    Đây là cách thức đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu trên social media. Mọi khách hàng tiềm năng đều có mong muốn tiềm ẩn là được tương tác với thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của họ. Để tăng khả năng chuyển đổi và lấy được lòng tin từ khách hàng, các doanh nghiệp đặc biệt cần phải thúc đẩy sự tương tác từ khách hàng.
    [​IMG]
    Tại Úc, 63% người tiêu dùng được khảo sát nói rằng họ có sẽ tin tưởng một thương hiệu khi mà thương hiệu đó biết cách tương tác và tạo ra một cuộc trò chuyện trên mạng xã hội với họ. Trong số đó, 59% người làm khảo sát nhấn mạnh vào nội dung nhất quán và 44% người làm khảo sát nói rằng tính xác thực của cuộc trò chuyện này là vô cùng quan trọng.

    Hãy nghĩ về các chủ đề mà bạn có thể khơi gợi trên mạng xã hội của thương hiệu bạn, ví dụ như thương hiệu của bạn kinh doanh quán bar ở khu vực lân cận – lúc này bạn cần biết cách tạo ra bầu không khí càng hấp dẫn, bạn càng có nhiều thì khả năng bán được nhiều bia hơn càng cao, vì vậy điều quan trọng là phải tập trung vào bầu không khí thay vì chất lượng bia.

    2. Khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm/ dịch vụ
    Hơn 80% người tiêu dùng ngày nay tin tưởng vào các bình luận, đánh giá và review chân thật từ người khác hơn bất kỳ quảng cáo nào. Nếu mạng xã hội của bạn chứa đầy những nội dung review chân thật do người dùng tạo, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng trung thành hơn so với việc chỉ phát các quảng cáo online và phương tiện truyền thông một chiều.

    Nên khuyến khích người dùng tạo ra càng nhiều đánh giá càng tốt, ngay cả những đánh giá tiêu cực. Điều này không chỉ mang lại sự minh bạch cho doanh nghiệp của bạn mà còn mang lại cho bạn lợi thế trong việc tìm ra điểm yếu của mình và khắc phục nó.

    Thực tế, nếu bạn quá bận rộn để yêu cầu và khuyến khích từng khách hàng của mình đánh giá trực tuyến, bạn có thể tự động hóa quy trình này bằng một phần mềm và tạo ra các phần thưởng cho lần mua hàng tiếp theo của họ. Đây là một cách vô cùng thông minh, bạn có thể vừa nhận được lời đánh giá để gia tăng lòng tin cho thương hiệu của mình, mặc khác, bạn vừa có thể kéo khách hàng trở lại mua hàng thêm nhiều lần nữa.

    Một lưu ý quan trọng nữa, đó chính là bạn cần khuyến khích khách hàng gắn thẻ hay đề cập đến tên nhãn hàng của bạn trong phần nội dung đánh giá của họ khi đăng tải trên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là mọi đánh giá của người dùng sẽ giúp các trang mạng xã hội của bạn xây dựng lòng tin tốt trong các công cụ tìm kiếm như Google và các công cụ tìm kiếm nội bộ của các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn. Niềm tin tương đương với khả năng hiển thị cao hơn, nó không những giúp thương hiệu bạn tạo được thiện cảm đến với công chúng, đồng thời nó cũng sẽ giúp gián tiếp thúc đẩy doanh số bán hàng một cách nhanh chóng và tự nhiên.

    3. Đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng
    Đôi khi, bạn nên học cách chuyển thế bị động thành chủ đồng bằng cách cải thiện và xử lý các đánh giá tiêu cực của khách hàng một cách nhanh chóng, rõ ràng. Như thế bạn sẽ có thể củng cố và gia tăng niềm tin cho khách hàng ở lại tiếp tục đồng hành cùng thương hiệu bạn.

    Hoặc, một trong những chiến thuật tiếp thị trực tuyến tốt nhất hiện nay đó chính là rình rập các chủ đề truyền thông xã hội của đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm và truy vấn các dịch vụ khách hàng chưa được trả lời. Khi bạn tìm thấy những vấn đề này, bạn có thể giải quyết nó mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm được (hoặc chưa quan tâm) và lôi kéo khách hàng của họ.

    Vì thế, có thể đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đã áp dụng chiến thuật này với bạn. Vậy bài học rút ra là gì? Hãy sửa chữa các yêu cầu dịch vụ khách hàng của bạn trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn có cơ hội làm điều đó!

    4. Quy tắc 80/20
    [​IMG]
    Quy tắc 80/20 ở đây đó chính là 80% nội dung của bạn phải cung cấp giá trị cho người xem. Và 20% nội dung còn lại dành cho việc giới thiệu sản phẩm mới, quảng cáo, chiêu hàng, và bán hàng trực tiếp. Tỷ lệ này nghe có vẻ nhỏ, bởi vì hiện nay nhiều người mặc định quảng cáo mới chính là giải pháp gia tăng doanh thu nhanh chóng. Nhưng không, bạn nên nhớ rằng nhận ra rằng người tiêu dùng hiện nay vô cùng thông minh và họ được mặc định sẽ bỏ qua và không tin tưởng quá vào nội dung trong các quảng cáo.

    Vì thế bạn nên xếp nội dung của bạn theo cách 80/20 được đề cập trên, người tiêu dùng hiện nay họ chỉ chọn lựa những thông tin bổ ích cho họ để xem mà thôi. Một khi khách hàng tiềm năng nhận ra bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực này, họ sẽ tự nhiên tìm đến bạn để giải quyết các vấn đề của họ trong lĩnh vực đó.

    Hãy suy nghĩ về hành vi của chính bạn với tư cách là một người tiêu dùng và xem thử bạn đang cần gì và muốn biết điều gì.

    Việc kiểm duyệt nội dung phù hợp có thể là một quá trình tốn nhiều thời gian, tuy nhiên đó là giải pháp duy nhất để tiếp cận với người tiêu dùng hiện đại. Đơn giản là họ có quá nhiều lựa chọn và họ sẽ không quan tâm đến các chiến thuật tiếp thị “năn nỉ” nào.

    5. Gắn link vào các bài đăng
    Chúng tôi đã đề cập đến những lợi ích của việc quản lý nội dung tốt, nhưng cách bạn dẫn mọi người đến nội dung đó cũng rất quan trọng. Nếu những người theo dõi bạn có trải nghiệm tồi tệ khi nhấp vào nội dung của bạn, họ sẽ mất lòng tin vào những gì bạn đang chia sẻ và họ sẽ không tương tác với bạn nữa. Vì thế, bạn cần hạn chế thu hút người theo dõi bằng các bài đăng có tính chất kích thích. Facebook không thích điều này và những người theo dõi bạn cũng vậy.

    Thay vào đó, hãy cho người dùng biết chính xác những gì họ có thể mong đợi khi nhấp vào liên kết trong bài đăng trên mạng xã hội của bạn. Cụ thể, hãy đưa ra những hình ảnh, video và hashtag có liên quan vào bài đăng của bạn. Khi chúng có liên quan đến những gì bạn đang chia sẻ, những người theo dõi sẽ biết trước được phần nào về nội dung chính mà bạn muốn gửi tới họ.

    [​IMG]
    Lưu ý: nên sử dụng liên kết có tên thương hiệu trong các bài đăng của mình. Các liên kết ngắn chung chung được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội, vì thế chúng không cho người dùng biết bất cứ điều gì về trang web bạn đang gửi cho họ. Chia sẻ liên kết với tên thương hiệu của bạn trong đó sẽ giúp cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu và xây dựng lòng tin thương hiệu khi những người theo dõi yêu thích nội dung bạn chia sẻ.

    Từ khóa nổi bật trong URL của liên kết được gắn thương hiệu cũng cho biết nội dung bạn đang chia sẻ. Điều này, làm người dùng biết được đây là liên kết chính của thương hiệu bạn, không phải là link spam hay lừa đảo. Qua đó gia tăng cơ hội nhấp vào của họ hơn đồng thời tạo độ uy tín cho thương hiệu, tránh việc người khác đưa link giả mạo.

    Nghiên cứu cho thấy các liên kết được gắn tên thương hiệu cũng có thể tăng tỷ lệ nhấp lên đến 39%.

    Ngoài việc đưa tất cả những yếu tố đáng tin cậy này vào bài đăng của bạn, hãy đảm bảo rằng lời nói và giọng điệu của bạn trên mạng xã hội là tích cực và lạc quan.

    6. Minh bạch trong việc kinh doanh
    [​IMG]
    Trong một nghiên cứu vào năm 2016, 94% người tiêu dùng nói rằng sự minh bạch trong một doanh nghiệp là điều cần thiết để có được lòng trung thành của họ. Nhưng chính xác thì “minh bạch” ở đây có nghĩa là gì?

    Đối với thế hệ Millennials (gen Y) và gen Z, điều đó có nghĩa là một công ty sẵn sàng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để cung cấp “thông tin hậu trường” cho công ty.

    Thế hệ Millennials và gen Z cũng rất quan tâm đến cách mà doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để tương tác với mọi người. Những khách hàng tiềm năng ở 2 thế hệ này có nhiều khả năng sẽ thường xuyên cung cấp thông tin cá nhân của họ cho một công ty hoạt động tốt và đem lại lợi nhuận.

    Mục tiêu chính của bạn trên mạng xã hội là tạo niềm tin với khán giả mục tiêu. Ở đây, bạn cần phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp – khán giả của bạn phải biết kết nối với đối tượng nào sau khi bạn đã chứng minh được giá trị của mình trên thị trường.
     
     

Chia sẻ trang này