Tại sự kiện mô hình cánh đồng công nghệ tại Hải Phòng ngày 15/7 vừa qua chúng tôi nhận thấy chia sẻ kiến thức của Tiến sĩ Vũ Duy Hoàng về việc canh tác để cạn nước khi trồng lúa, đây là chia sẻ rất hữu ích không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên nước mà cong tăng năng suất lúa. Ảnh hưởng nước đến cây lúa Tuy nhiên trong quá trình phát triển nước ảnh hưởng đến sự phát triển cây lúa như thiếu oxy cho rễ lúa hô hấp. Tác hại của nước khi ngập quá mức: · Thiếu oxy cho rễ: Điều kiện yếm khí do ngập nước lâu dài làm rễ không thể hô hấp, dẫn đến suy yếu và chết dần. · Rễ kém phát triển: Ngập nước liên tục khiến rễ mọc nông, làm cây dễ đổ ngã và kém hiệu quả trong việc lấy dinh dưỡng. · Gây sâu bệnh hại lúa: Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho các bệnh như đạo ôn, cháy lá, và sâu hại như mọt nước phát triển. · Hạn chế ốc hại: Nước đọng cũng tạo điều kiện cho ốc sinh sôi, gây hại cho cây lúa non. Khi nào cây lúa cần nhiều nước Từ vai trò của nước với cây lúa chúng ta thấy cây lúa cần cung cấp nhiều nước khi: · Trước khi bón phân, để hòa tan phân bón giúp cây lúa hấp thụ phân bón dễ dàng hơn. · Giai đoạn hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Từ những phân tích trên ta thấy, chỉ những giai đoạn cần nước chúng ta mới phải cung cấp để nước ngập, còn lại chúng ta duy trì mực nước thấp, tuy nhiên không được để nước quá khô làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Khi điều tiết nước cho cây lúa chúng ta phải đảm bảo những nguyên tắc sau: · Khi bón phân cần ngập nước để hòa tan. · Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho cây lúa cần ngập nước. · Phải đảm đất luôn ẩm (mực nước không được thấp hơn độ sâu của bộ rễ) Để tìm hiểu kỹ thuật canh tác lúa, lựa chọn những giống lúa chất lượng cao, năng suất tốt hoặc hệ sinh thái nông nghiệp của GlobalCheck như máy bay phun thuốc, thiết bị dẫn đường tự động NX510,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị. Chi tiết: globalcheck.com.vn/loi-ich-de-can-nuoc-trong-lua-16725