Luật có bảo vệ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung - Góc chia sẻ' bắt đầu bởi phuonglinh@vpccnh2004, 23/10/23.

  1. phuonglinh@vpccnh2004

    phuonglinh@vpccnh2004 Thành viên

    Tham gia ngày:
    3/10/23
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đặt ra nhiều câu hỏi về việc bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để tìm hiểu về những câu trả lời thích hợp nhất.

    1. Khái niệm tác phẩm trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo

    1.1. Trí tuệ nhân tạo
    Trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ dùng để mô tả công nghệ mô phỏng khả năng tư duy và trí tuệ của con người. Được đơn giản hóa, đây là việc sử dụng công nghệ để sao chép các hoạt động tư duy của con người. Trong ngữ cảnh nghệ thuật, trí tuệ nhân tạo thường sử dụng thuật toán Học sâu (Deep Learning) để mô phỏng nơron, hệ thống não bộ và các khía cạnh sáng tạo của con người.

    1.2. Tác phẩm trí tuệ nhân tạo
    Trí tuệ nhân tạo (AI-Generated Art) là kết quả của các thuật toán có khả năng tự động tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh, hoặc văn học. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu, nhận biết mẫu, và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật một cách tự động. Điều đặc biệt là chúng có khả năng tạo ra những tác phẩm mà trước đây thường được xem là chỉ có con người mới thực hiện được bằng cách sáng tạo truyền thống.

    Từ việc tạo tranh bằng thuật toán đến âm nhạc được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, tiềm năng sáng tạo của AI tạo ra một thế giới đa dạng và hấp dẫn. Các công cụ sử dụng Trí tuệ Nhân tạo thường dựa vào chỉ dẫn từ con người, thường dưới dạng từ khóa, để tạo ra các tác phẩm dựa trên kiến thức có sẵn.

    Các phần mềm sáng tạo tác phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo bao gồm:

    + Chat GPT: sử dụng cho các tác phẩm văn học và viết lách.
    + Stable defusion, Midjourney, DALL-E2: sử dụng cho tạo tranh và hình ảnh nghệ thuật.

    [​IMG]

    2. Bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
    Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, việc sáng tạo nghệ thuật đã trở nên phổ biến hơn và dễ dàng hơn cho cá nhân và doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, việc bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Có một số thách thức và vướng mắc thường gặp trong việc thiết lập quy định về bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam:

    2.1. Chủ thể của quyền

    Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, chủ thể của quyền tác giả phải là một cá nhân hoặc tổ chức đã tạo ra tác phẩm đó. Cụ thể, theo quy định tại Điều 4, Khoản 2 và Khoản 6 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2009), chủ thể của Quyền Sở hữu trí tuệ là:

    + Cá nhân: Nghĩa là tác phẩm được tạo ra bởi một người đứng tên riêng.
    + Tổ chức: Nghĩa là tác phẩm được tạo ra trong phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức và được ủy quyền cho tổ chức đó.

    Việc áp dụng quy định này vào tác phẩm trí tuệ nhân tạo có thể gây ra sự không rõ ràng, vì trí tuệ nhân tạo thường không phải là cá nhân hoặc tổ chức truyền thống mà là sản phẩm của thuật toán và công nghệ. Do đó, cần sự điều chỉnh và cập nhật quy định để phù hợp với bảo vệ các tác phẩm trí tuệ nhân tạo mới.

    "2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

    6. Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ."


    Vì vậy, trí tuệ nhân tạo không thể được phân loại là "cá nhân" hoặc "tổ chức" theo cách truyền thống. Điều này bởi trí tuệ nhân tạo không phải là một thực thể tự nhiên, không có quyền nhân thân và quyền tài sản như được định rõ trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.

    Với việc trí tuệ nhân tạo được tạo ra mà không cần sự can thiệp của con người trong quá trình sản xuất tác phẩm, việc xác định một chủ thể quyền cho tác phẩm trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên rất phức tạp và khó khăn.

    2.2. Tính sáng tạo

    Trong hầu hết trường hợp, quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu rằng tác phẩm phải có tính sáng tạo và do người tạo ra sở hữu hoặc đứng tên trên tác phẩm đó. Tuy nhiên, với trí tuệ nhân tạo sử dụng thuật toán và quá trình học máy để mô phỏng tư duy sáng tạo của con người, việc xác định tính sáng tạo trong tác phẩm văn học trở nên phức tạp. Tính sáng tạo của trí tuệ nhân tạo hiện nay vẫn là một vấn đề đang gây tranh cãi giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.

    >>> Xem thêm: Làm hợp đồng thuê nhà cần lưu ý những gì để tránh lừa đảo? Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng không?

    2.3. Thời hạn bảo hộ

    Vì trí tuệ nhân tạo không được coi là đối tượng bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc xác định thời hạn bảo hộ cho nó là một thách thức. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm trí tuệ nhân tạo được công nhận và được bảo hộ, thì cần có quy định rõ ràng về thời hạn bảo hộ mà không phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.

    [​IMG]

    2.4. Các đề xuất về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo

    Để xem xét việc bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, cần xem xét các biện pháp sau đây:

    + Bổ sung các định nghĩa rõ ràng cho các tác phẩm tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, tác giả và chủ sở hữu của các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.
    + Bổ sung thời hạn bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo.
    + Thực hiện hệ thống đăng ký riêng cho các tác phẩm tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo.

    Những đề xuất này có thể giúp tạo ra một khung pháp lý chính xác và minh bạch hơn về tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, giúp cá nhân và tổ chức có công cụ hiệu quả hơn trong việc bảo vệ tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Có thể thấy, sự gia tăng của nghệ thuật tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam đặt ra một loạt thách thức cho Luật Sở hữu trí tuệ.

    Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề "Luật có bảo vệ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?". Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này