Màn hình trong suốt

Thảo luận trong 'Điện thoại - Smartphone' bắt đầu bởi phong0908, 12/7/23.

  1. phong0908

    phong0908 Thành viên

    Tham gia ngày:
    7/7/23
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Công nghệ màn hình trong suốt đã được thương mại hóa trên một vài mẫu điện thoại (Sony, Lenovo) từ 10 năm trước tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Mấy năm qua nhiều hãng điện thoại đang rục rịch triển khai các thiết bị smartphone màn hình trong suốt nhưng tin đồn vẫn mãi chỉ là tin đồn chứ chưa có một công bố chính thức nào.
    Xem thêm: [Công Nghệ Từ Tương Lai] Điện thoại không nút bấm và cổng kết nối: Chiêu trò marketing hay thật sự hữu ích cho cuộc sống hằng ngày?

    Màn hình trong suốt không hẳn là thứ xa vời
    Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood, chúng ta dễ dàng bắt gặp được công nghệ màn hình trong suốt như một tấm kính, có thể nhìn xuyên qua được nhưng khi cần vẫn có thể hiển thị hình ảnh, video, ảnh động và các định dạng khác như màn hình thông thường. Và thực tế điều này đã không còn là tưởng tượng trên phim nữa.

    Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã giúp hiện thực hóa phim ảnh. Chúng ta tạo ra được màn hình trong suốt và thậm chí là màn hình trong suốt cảm ứng chạm đầy chất tương lai.

    Hiện nay có 2 loại là màn hình phổ biến là LED và màn hình LCD, các hãng cũng đang rục rịch tạo nên màn hình OLED trong suốt. Các loại màn hình này được sản xuất đại trà với nhiều kích thước từ trung bình cho đến lớn. Đặc biệt chúng có thể ghép nối với nhau để tạo nên màn hình lớn hơn.

    iển thị trong suốt là có thực. (Nguồn: Zero-In)

    Kể cả màn hình trong suốt tương tác chạm. (Nguồn: JSAV Company)
    Vì sự độc đáo và tính thẩm mỹ cao mà màn hình trong suốt được sử dụng cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Người ta đặt màn hình trong suốt tại các buổi triển lãm công nghệ, giới thiệu sản phẩm hay đặt ở nơi công cộng chiếu các đoạn quảng cáo. Đặc biệt, người ta còn thay thế cửa kính ở các tòa nhà hay trung tâm thương mại bằng màn hình trong suốt để phát quảng cáo, trang trí nội thất quán ăn, nhà hàng. Đặc biệt với màn hình tương tác trong suốt, người ta còn sử dụng trong các buội hội họp quan trọng.


    Do không sử dụng tấm nền đen nền màn hình trong suốt có độ phân giải không cao và độ tương phản không cao. Khi hiển thị ở khoảng cách gần cũng khó lòng mà thấy rõ. Tuy nhiên độ sáng lại lớn do cần thu hút sự chú ý của mọi người. Nhưng giá cả của những loại màn hình này khá đắt đỏ và không ai sử dụng vì mục đích cá nhân cả.

    Chưa kể bên trên đều là những sản phẩm dùng màn hình lớn, lớn hơn nhiều so với kích thước một chiếc điện thoại. Đối với smartphone, việc trang bị màn hình trong suốt khó hơn nhiều.

    Những mẫu điện thoại màn hình trong suốt được thương mại hóa chưa thực sự hữu dụng
    Công nghệ màn hình trong suốt đã được hiện thực hóa nên việc đưa lên điện thoại cũng không phải là điều quá khó. Từ 10 năm trước (2009), Sony đã tung ra mẫu điện thoại màn hình trong suốt đầu tiên trên thế giới là Xperia X5 Pureness. Nói là trong suốt nhưng ngoài ánh sáng tự nhiên cũng không mấy dễ dàng nhìn ngắm. Điều đáng buồn nữa là màn hình chỉ hỗ trợ màu trắng đen.

    [​IMG]
    Sony Ericsson Xperia Pureness là chiếc điện thoại màn hình trong suốt đầu tiên trên thế giới. (Nguồn: Pocket-Lint)
    Sau đó 1 năm, Lenovo cũng tung ra mẫu điện thoại màn hình trong suốt khác là Lenovo S800. Thiết bị này có phần cải tiến hơn so với Xperia X5 Pureness là sử dụng màn hình màu. Ở thời điểm đó, chất lượng màn hình của S800 nhận được rất nhiều lời khen ngợi vì hiển thị màu sắc có độ tương phản cao dù không có nền đen. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ được bán ở Phillipins.

    [​IMG]
    Lenovo S800 là chiếc điện thoại màn hình màu trong suốt đầu tiên. (Nguồn: Tổng hợp)
    Một ứng cử viên điện thoại màn hình trong suốt nữa là Explay Crystal của Nga. Công nghệ mà Explay sử dụng vẫn tương tự như Sony hay Lenovo, màn hình của Crystal chỉ là một panel (tấm nền) có thể nhìn xuyên thấu nhưng đồng thời hiển thị nội dung và hình ảnh khi có nguồn điện. Thiết bị này cho độ sáng cao và màu sắc tươi tắn hơn cả Lenovo S800.

    [​IMG]
    Explay Crystal được cải thiện chất lượng hiển thị của màn hình trong suốt. (Nguồn: The Verge)
    Đây là 3 mẫu điện thoại màn hình trong suốt được thương mại hóa và nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên các loại điện thoại màn hình trong suốt giai đoạn ấy chỉ là feature phone có bàn phím (điện thoại cơ bản) chứ không phải là smartphone cảm ứng.

    Việc sử dụng thiết kế với bàn phím vì các thành phần khác của điện thoại như chip xử lý, hệ thống camera, pin, vi mạch sẽ được đặt ở phần sau để cung cấp thông tin và nguồn điện cho màn hình. Đồng thời, màn hình cũng có khung viền bao xung quanh để đặt cáp màn hình. Vì hạn chế công nghệ nên những nhà sản xuất làm được như thế cũng là một bước tiến.

    Mặc dù vậy, xu hướng sử dụng điện thoại ngày càng thay đổi. Bây giờ là thời đại của smartphone và không ai cần một chiếc feature phone nữa nên dù có màn hình trong suốt thì tính ứng dụng không cao nếu tiếp tục những thiết kế này.

    Ở thời điểm 2010 - 2011 smartphone Android bắt đầu bùng nổ và iPhone là một món hàng đáng mơ ước nên những chiếc feature phone màn hình trong suốt như trên chỉ thu hút sự chú ý của người dùng một thời gian ngắn. Đến bây giờ vẫn ít người dùng biết đến những mẫu điện thoại này và những ai biết đến chúng thì cũng đã quên đi mất rồi.

    [​IMG]
    Smartphone màn hình trong suốt đầy đủ ứng dụng là điều người dùng cần. (Nguồn: Stee Mit)
     

Chia sẻ trang này