Toàn quốc Mang thai 3 tháng cuối bị phù chân có nguy hiểm không?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 13/1/23.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Phù nề bàn chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu 3 tháng cuối bị phù chân có nguy hiểm không? Có thể khắc phục được không?
    Nguyên nhân bà bầu 3 tháng cuối bị phù chân
    Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Chúng là những nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề chân. Trong đó, nguyên nhân chính là:
    • Thể tích máu và dịch lỏng tăng cao: Khi mang thai thể tích máu và dịch lỏng của mẹ bầu tăng thêm 50% để cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Chất lỏng, mỡ dư thừa cũng dần dần tích tụ trong các mô, khớp trong suốt 9 tháng mang thai để cơ thể sản phụ mềm hơn, có khả năng giãn nở tốt hơn, sẵn sàng cho quá trình vượt cạn ở tháng thứ 9. Đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng cuối cùng bị phù chân.
    • Áp lực của tử cung tăng cao: Thai càng lớn kích thước tử cung càng cao và tạo thành áp lực chèn ép lên tĩnh mạch, cản trở quá trình tuần hoàn máu từ chi dưới trở về tim gây phù. Sức ép càng lớn lượng máu tích tụ ở chân càng nhiều khiến tình trạng phù càng trở nên nghiêm trọng hơn.
    Mang thai 3 tháng cuối bị phù chân có nguy hiểm không?
    Phù chân khi mang thai thường là hiện tượng sinh lý bình thường và gặp phải ở hầu hết phụ nữ mang thai, song đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bà bầu 3 tháng cuối cần đến ngay các trung tâm y tế để khám và kiểm tra khi có những triệu chứng sau đây:
    • Mặt, chân, tay bị sưng phù đột ngột
    • Đau đầu dữ dội
    • Bị đau ngay dưới xương sườn
    • Mắt mờ
    • Nôn mửa
    [​IMG]

    Cách hạn chế phù chân khi mang thai 3 tháng cuối hiệu quả
    Việc chân bị phù sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho thai phụ. Để làm giảm bớt phù chân khi mang thai, mẹ bầu hãy thử những cách sau:
    Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
    • Ăn nhạt hơn và có thể sử dụng cỏ xạ hương, hương thảo khi chế biến món ăn thay cho muối và hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
    • Bổ sung đủ kali để cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Các thực phẩm giàu kali gồm có cá hồi, đậu lăng, sữa chua, chuối, khoai lang ăn cả vỏ,…
    • Hạn chế uống cà phê để giảm lượng caffeine dung nạp vào cơ thể. Caffeine là một chất lợi tiểu sẽ khiến tình trạng phù của bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra caffeine còn khiến mẹ bầu khó ngủ, gây mỏi mệt và làm ảnh hưởng sức khỏe.
    • Đừng quên uống khoảng 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày.
    >>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu giảm đau nhức tê bì chân tay
    Chế độ sinh hoạt phù hợp với bà bầu bị phù chân
    Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến bà bầu 3 tháng cuối bị phù chân nhiều hơn. Để giảm phù chân bà bầu cần lưu ý:
    • Không đứng liên tục trong một thời gian dài
    • Đi giày bệt, không đeo tất chân quá chật và mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoải mái
    • Nằm nghiêng trái để giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch dưới để máu dưới chân dễ dàng di chuyển về tim hơn
    • Nâng cao chân khi nằm, ngồi để giảm lượng chất lỏng tích tụ ở chân
    • Đi bộ khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng phù
    Bài tập cải thiện tình trạng phù chân cho bà bầu 3 tháng cuối
    Bên cạnh đi bộ khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày bà bầu bị phù chân cũng có thể cải thiện bằng các động tác tập chân đơn giản dưới đây:
    • Uốn cong bàn chân sau đó duỗi lên xuống khoảng 30 lần
    • Xoay tròn bàn chân theo chiều kim đồng hồ 8 lần rồi xoay tròn ngược lại cũng 8 lần
    • Thực hiện bài tập chân khi đứng hoặc ngồi nghỉ đều có tác dụng như nhau
    Phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy trong giai đoạn này bà bầu nên khám thai đều đặn, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!
     
     

Chia sẻ trang này