Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các thai phụ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tình trạn này xảy ra phổ biến ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, đặc biệt là buổi đêm. Vậy bà bầu mất ngủ về đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không? Mất ngủ về đêm khi mang thai là bệnh gì? Mất ngủ khi mang thai cũng có thể coi là rối loạn về giấc ngủ, tình trạng này xảy ra vào ban đêm với các triệu chứng như: Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc Giấc ngủ không sâu, ngắn, mẹ bầu dễ bị giật mình thức giấc và rất khỏ ngủ lại Mẹ bầu dễ giật mình, thức dậy khi chưa được ngủ đủ giấc Không có cảm giác sảng khoái mà lại thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu khi thức dậy Khó ngủ ban đêm và ngủ nhiều hơn vào ban ngày khiến nhịp sinh học bị đảo lộn. Giấc ngủ chính là thời gan để tái tạo năng lượng đã được sử dụng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Bà bầu mất ngủ về đêm khiến năng lượng không được tái tạo đầy đủ, là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu, cơ thể suy nhược khi mang thai. Khi có dấu hiệu bị mất ngủ, khó ngủ ban đêm mẹ bầu hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cải thiện tốt nhất. Hay bị mất ngủ khi mang thai có nguy hiểm không? Mất ngủ kéo dài sẽ làm thay đổi nhịp sinh học, cơ thể suy nhược khiến thai phụ không thể làm việc, sinh hoạt như bình thường, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi mang thai, giấc ngủ của thai phụ có thể xuất hiện những thay đổi như sau: Trong giai đoạn tam cá nguyệt 1, 2 (6 tháng đầu thai kỳ): Nguyên nhân khiến thai phụ bị mất nủ trong giai đoạn này là do nồng độ hormone progesterone tăng lên làm chất lượng giấc ngủ bị giảm. Ngoài ra hormone này cũng khiến cơ thể thai phụ mệt mỏi nhiều hơn vào ban ngày, thường xuyên ngủ ngày hơn cũng khiến giấc ngủ đêm bị ảnh hưởng chất lượng. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ): Kích thước thai nhi tăng cao khiến giấc ngủ nông, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Ban đêm bà bầu thức giấc nhiều hơn và khó ngủ lại khiến tổng thời gian giấc ngủ đêm bị giảm xuống. Bên cạnh đó, thai phụ bị mất ngủ triền miên sẽ khiến giấc ngủ sau này cũng bị ảnh hưởng. Sau khi thai nhi chào đời, mẹ chưa thể thích nghi ngay với nhịp sinh hoạt của bé cũng khiến chất lượng giấc ngủ của sản phụ bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nếu thai phụ thường xuyên mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm trước và sau sinh. Chất lượng giấc ngủ của mẹ sau sinh kém cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc và kết nối với trẻ sơ sinh của sản phụ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Bí quyết giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn Một số gợi ý dưới đây có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng mất ngủ để ngủ sâu giấc hơn: Uống viên DHA cho bà bầu ngay sau bữa ăn tối giúp mẹ bầu dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn Không ăn no ngay trước khi ngủ, bữa tối cần cách thời gian đi ngủ tối thiểu 2 giờ để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa toàn bộ lượng thức ăn của bữa tối Tăng cường bổ sung vitamin nhóm B bằng các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên cám, thịt đỏ,… Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm – nhai kỹ, ăn chín – uống sôi để dạ dày không bị kích ứng, hạn chế hiện tượng ợ nóng. Đồng thời cũng có thể ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu và gây bệnh. Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến chức năng đào thải đường, ngăn ngừa nguy cơ đường huyết tăng cao khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Không uống đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô cô la,… vào buổi tối. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ khiến mẹ bầu phải dậy tiểu đêm nhiều lần khiến chứng khó ngủ, mất ngủ càng trở nên nghiêm trọng. Nằm nghiêng về bên trái, gác chân lên cao, đầu gối uốn cong để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế phù nề. Đồng thời có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim, tăng cường tuần hoàn máu đến nhau thai và cải thiện chứng huyết áp thấp khiến mẹ bầu đau đầu khó ngủ. Vỏ gối, ga giường, phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn, ngủ ngon giấc hơn. Tắm bằng nước ấm pha với một chút tinh dầu hoặc ngâm chân vào nước muối gừng ấm trước khi đi ngủ, uống 1 ly sữa ấm giúp tinh thần mẹ bầu thư thái hơn, tăng cường lưu thông máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu. Tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp đều đặn để tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp tinh thần thoải mái, giảm nguy cơ chuột rút để mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn. – Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ ít nhất 7 – 10h/ngày và không ngủ trưa quá 60 phút để mẹ bầu có tinh thần minh mẫn hơn, không mệt mỏi khi ngủ dậy và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm. Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ cũng giúp thai phụ hạn chế nguy cơ bị mất ngủ ban đêm khá hiệu quả. Bổ sung đầy đủ canxi bằng thực phẩm và viên uống để ngăn ngừa tình trạng chuột rút do thiếu canxi khiến mẹ bầu phải tỉnh giấc và mất ngủ ban đêm. Chăm sóc tốt cho chất lượng giấc ngủ chính là giải pháp hữu ích để mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp nghi ngờ mất ngủ là hệ quả của các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn thì tốt nhất mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ hạnh phúc!