Máy tính công nghiệp tên tiếng anh Insustrial Computer hay Industrial PC (IPC) là một máy tính chuyên dụng được thiết kế đặc biệt đáp ứng được các tiêu chuẩn làm việc trong môi trường công nghiệp. Các máy tính công nghiệp có thể hoạt động liên tục 24/7 đảm bảo hệ thống máy luôn được vận hành. Chúng được thiết kế để có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, ẩm ướt, rung lắc mạnh và nguồn điện không ổn định. Ngoài lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá điều khiển, PC công nghiệp ngày càng được sử dụng nhiều trong các hoạt động thường ngày như tại sân bay, trạm thu phí, bãi đỗ xe thông minh,… 7 yếu tố quan trọng khi chọn mua máy tính công nghiệp Hiệu suất CPU là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mọi hệ thống máy tính nói chung và máy tính công nghiệp nói riêng do nó là yếu tố then chốt cho hiệu năng tổng quát và cũng là một thành phần phần cứng không thể thay thế. Điều này khiến việc chọn CPU chính xác là một phần quan trọng khi chọn mua 1 máy tính công nghiệp. Nhiều máy tính công nghiệp trên thị trường sử dụng CPU Intel® vì độ tin cậy và phạm vi tùy chọn rộng. Các CPU Intel® dòng Pentium, Celeron, Atom, CoreTM được sử dụng rất nhiều, đặc biệt có dòng CoreTM là lựa chọn phổ biến của nhiều hãng sản xuất máy tính công nghiệp. Những bộ xử lý này cung cấp hiệu suất và độ tin cậy cao, tiêu thụ điện năng thấp và kết quả đã được chứng minh trong nhiều thiết bị và ứng dụng. Ibase cung cấp seri máy tính công nghiệp không quạt AMI230 hỗ trợ bộ xử lý Intel® Core™ i7/i5/i3 & Pentium thế hệ thứ 8/9 Applications – Ứng dụng Mỗi lĩnh vực công nghiệp có yêu cầu riêng với cấu hình phần cứng và phần mềm. Máy tính công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động như: trong các nhà máy sản xuất, nhà máy chế biến, trang trại, kho, trong các cơ sở y tế, dàn khoan, bán lẻ trong khu thương mại, các nút giao thông, và các ứng dụng khác. Nắm được các yếu tố này sẽ giúp bạn và nhà cung cấp xác định rõ yêu cầu để xây dựng cấu hình thiết bị tốt nhất, cung cấp hiệu suất, tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn. Environment – Môi trường làm việc Hầu hết, môi trường công nghiệp khá đa dạng: nơi có nhiều bụi bẩn, độ ẩm cao, mảnh vụn, độ rung lắc, và nhiệt độ làm việc cao, vv. Trong những trường hợp này, máy tính văn phòng thường dễ phát sinh lỗi dẫn đến chi phí sửa chữa, bảo trì và “ thời gian chết” của hoạt động sản xuất còn bất lợi hơn. Các máy tính công nghiệp không quạt được thiết kế dạng box, kín đáo, nguyên khối giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi hư hại do các mảnh vụn hoặc bụi, nước,… rơi vào khi hoạt động, đảm bảo vòng đời PC công nghiệp lâu hơn. Space – không gian lắp đặt Không gian lắp đặt cũng là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Bạn lựa chọn được một chiếc máy tinh công nghiệp phù hợp rồi nhưng đến khi thi công không gian lắp đặt lại không phù hợp, điều đó rất tệ phải không? Nắm bắt được tình hình các nhà sản xuất đã cho khéo léo kết hợp một PC all-in-one. Với phần vỏ máy nhỏ gọn tích hợp màn hình cảm ứng, nó có thể cung cấp tùy chọn linh hoạt hơn với không gian lắp đặt. Cổng kết nối, mở rộng Lựa chọn cổng kết nối và khả năng mở rộng thiết bị ngoại vi rất quan trọng đối với môi trường công nghiệp. Có hai loại tùy chọn kết nối chính: không dây và có dây Kết nối không dây bao gồm: Wifi, Bluetooth, 3G/4G, GPS. Các tùy chọn có dây rất nhiều nhưng phổ biến nhất là các đầu nối nguồn, USB, HDMI, DP, VGA, DVI, RS-232/484/422, cổng mạng Ethernet (RJ45) Các card mở rộng như: Mini PCI-E, PCI, PCI Expres x1, x4, x8, x16, M.2 slot, SIM Card, vv giúp người dùng dễ dàng nâng cấp hay mở rộng phần cứng phù hợp với ứng dụng của mình. Khả năng tương thích với thiết bị ngoại vi, phụ kiện Phụ kiện đóng vai trò khá quan trọng trong việc thiết lập hệ thống máy tính công nghiệp. Các tiêu chí khác Operating system ( Hệ điều hành) Ổ cứng Xếp hạng IP vv Nguồn bài viết: https://ipc.mctt.com.vn/7-yeu-to-quan-trong-khi-chon-mua-may-tinh-cong-nghiep/