Các món ăn từ măng đều khá hấp dẫn và là món ăn ưa thích của nhiều người. Do đó, phụ nữ thích ăn măng thường thắc mắc không biết đang có bầu ăn măng được không. Mẹ bầu ăn măng được không? Măng là tên gọi chung của nhiều loại măng như măng tre, măng nứa, măng trúc, măng khô, măng tươi. Bất kỳ loại măng nào cũng đều chứa hàm lượng vitamin khoáng chất đa dạng, có thể chế biến được nhiều món ăn như măng xào thịt, vịt xáo măng, măng luộc, măng muối… Câu trả lời là có, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được măng nhưng chỉ ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều. Ăn măng đúng cách, ăn điều độ sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời dưới đây: Tăng cường hệ miễn dịch: Thành phần trong măng có chứa một số chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus nên rất tốt cho hệ miễn dịch. Chúng sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh, từ đó giảm nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh rất hay gặp ở bà bầu. Kiểm soát cân nặng: Khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh chóng. Nhiều người cân nặng tăng vượt mức kiểm soát. Ăn măng điều độ sẽ giúp kiểm soát cân năng do lượng calo và chất béo trong măng rất thấp. Hơn nữa, măng chứa chất xơ nên cũng tạo cảm giác no lâu để mẹ bầu không ăn nhiều. Tốt cho hệ tiêu hóa: Khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị táo bón. Vì vậy, cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng này. Măng là một thực phẩm đáp ứng được yêu cầu này của mẹ. Thành phần của măng giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Tốt cho tim mạch: Thành phần giàu chất xơ của măng cũng có công dụng giúp giảm hấp thu cholesterol xấu của cơ thể. Nhờ đó, đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, huyết áp. Phòng ngừa ung thư: Thành phần trong măng chứa một số chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh. Nhờ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. >Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất giảm đau nhức loãng xương Bà bầu ăn măng cần lưu ý gì? Ngoài thắc mắc “bà bầu có được ăn măng không”, việc ăn măng như thế nào, cần lưu ý những gì cũng là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm. Để nhận được đầy đủ lợi ích từ loại thực phẩm này, mẹ bầu cần lưu ý ăn măng đúng cách. Cụ thể là: Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 lần măng mỗi tháng, mỗi lần không ăn quá 200g. Trước khi nấu măng, cần sơ chế thật kỹ. Với măng tươi, nên luộc kĩ rồi chắt bỏ nước. Với măng khô, hãy ngâm măng với nước ít nhất 6 tiếng, khi ngâm nên thay nước thường xuyên sau đó luộc măng, đổ bỏ nước đi rồi mới lấy măng đó đem đi chế biến thành các món ăn khác. Đảm bảo măng được chế biến kỹ, không ăn măng sống vì có thể gây hại, gây đau bụng, đầy bụng. Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên kiêng không ăn măng vì đây là giai đoạn nhạy cảm, ăn măng có thể gây khó tiêu, đầy hơi, giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. ** Mẹ không nên ăn quá nhiều và thường xuyên món ăn từ măng. Thay vào đó, hãy đa dạng chế độ dinh dưỡng của mình với các loại thực phẩm phù hợp và đừng quên bổ sung sắt và canxi, DHA cho bà bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho em bé phát triển khỏe mạnh. Khi đã hiểu rõ được công dụng và cách ăn măng khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.