Ngành BĐS tốc độ tăng trưởng ra sao trong năm trước Lực lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh sau khi gia nhập WTO Theo số liệu của cơ quan hữu quan và các điều tra doanh nghiệp của Vietnam Report, tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO từ đất nền làng pháp bảo lộc cuối năm 2006 tới nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng gấp khoảng 3 lần (theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1-1-2012 nước ta có gần 342.000 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216.500 doanh nghiệp và gấp 2,7 lần so với năm 2007, trong đó có 313.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Khối doanh nghiệp (DN) đã thu hút 10,9 triệu lao động, trong đó có 10,77 triệu lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% so với năm 2007). Đặc biệt, sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, căn cứ theo số liệu của điều tra FAST500, đã có khoảng 2700 doanh nghiệp Việt Nam với quy mô trên 30 lao động đã thành công trong việc gia tăng quy mô doanh nghiệp lớn hơn gấp hai lần (tính theo doanh thu). Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh đó, chỉ có khoảng 700 doanh nghiệp Việt Nam có mức gia tăng lợi nhuận tương ứng trong cùng giai đoạn. Như vậy, trong quá trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng khá mạnh về quy mô, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tăng trưởng tương xứng. ốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011 cao hơn so với năm trước Doanh nghiệp FAST 500 Việt Nam năm nay có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011 trung bình là 62,2%, cao hơn so với con số 59% của doanh nghiệp FAST 500 năm trước. Trong đó Top 5 doanh nghiệp đứng đầu bảng có tốc độ tăng trưởng hơn 374% trong giai đoạn 2008-2011. Có thể nói, giai đoạn 5 năm gần đây vẫn là giai đoạn tăng trưởng về quy mô khá tốt của khu vực doanh nghiệp Việt Nam bất chấp những xáo trộn của nền kinh tế thế giới trong khủng hoảng tài chính và kinh tế. Xét về địa phương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chốt vị trí thứ nhất và thứ hai trong Bảng xếp hạng với tuy nhiên tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm ngoái chỉ còn 25% và 23% so với 29% và 24%. Đáng chú ý, các doanh nghiệp thuộc top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất có địa bàn ở nhiều tỉnh, thành cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Cần Thơ Doanh nghiệp tại các tỉnh này tăng trưởng bình quân trên 80% trong 4 năm 2008-2011, trong khi doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng trưởng trên dưới 60% trong cùng thời gian. Như vậy, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong FAST 500 – những kỳ vọng tương lai của nền kinh tế Việt Nam – không tập trung quá mức ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngành bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Xét về ngành nghề, ngành bất động sản tiếp tục chiếm số đông doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với bảng xếp hạng FAST500 2011, và tiếp theo là ngành theo sau là Nông lâm nghiệp. Điều này phù hợp với thực tế về sự nở rộ của các doanh nghiệp bất động sản và sự tăng trưởng quá nóng của ngành này trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng bình quân, ngành cơ khí lại là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất tương đương 86%, trong đó doanh nghiệp đứng đầu tăng trưởng tương đương 231,5% trong giai đoạn 2008-2011, cao hơn so với con số của các doanh nghiệp thuộc ngành này trong Bảng xếp hạng FAST500 2011 (44% và 70%). Theo sau ngành cơ khí là ngành Viễn thông với tốc độ tăng trưởng toàn ngành 72,7% và doanh nghiệp đứng đầu tăng trưởng 281%. Như vậy, về cơ cấu ngành nghề, một số ngành thiết yếu như nông nghiệp, cơ khí, viễn thông đã chiếm vị thế ngày càng quan trọng trong FAST500. Số doanh nghiệp lạc quan đã vượt qua số doanh nghiệp bi quan Trong khuôn khổ các hoạt động nghiên cứu phục vụ việc Bảng Xếp hạng FAST500, Vietnam Report đã thực hiện các khảo sát của trong cộng đồng doanh nghiệp lớn. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy một kết quả bất ngờ, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2011, số doanh nghiệp lạc quan đã vượt qua số doanh nghiệp bi quan. Hơn 62% số DN được hỏi hi vọng doanh thu của họ sẽ gia tăng trong năm 2013 so với năm 2012, trong khi chỉ có chưa đến 15% số DN e ngại khả năng doanh thu sẽ giảm sút trong năm 2013. Tương tự, trên một nửa số doanh nghiệp trả lời khảo sát dự định sẽ tuyển dụng thêm lao động trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của bước ngoặt về tâm lý này là do sự ổn định tương đối của kinh tế vĩ mô trong năm 2012 (về lạm phát, tỷ giá và lãi suất). Cho dù tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiếp tục rất thấp, môi trường chính sách và môi trường kinh doanh dường như có tính khả đoán cao hơn. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam, trải qua quá nhiều khó khăn và khủng hoảng trong hai năm vừa qua, đã có phương án dự phòng cho tình hình kinh tế có thể còn khó khăn hơn trong các năm sắp tới. Điều này càng cho thấy Chính phủ cần kiên quyết tiếp tục điều hành theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Những sự điều hành nóng vội theo hướng “giải cứu” thị trường này, thị trường kia, hoặc tăng đầu tư công bằng nguồn vốn vay để kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với rủi ro kèm theo là bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát gia tăng, sẽ là liều thuốc đắng đối với niềm tin mới được nhen nhóm của cộng đồng doanh nghiệp. Lễ Công bố chính thức FAST500 năm nay sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 4 sắp tới tại Nhà hát lớn, Hà Nội.