Nghành sơn và sự phát triển của nó

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi chosonvn, 27/3/16.

  1. chosonvn

    chosonvn Thành viên năng động

    Tham gia ngày:
    26/1/16
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Lịch sử lâu đời và phát triển của ngành sơn thế giới
    Có thể nói, công nghệ sản xuất sơn là một trong các công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử phát triển của loài người. Ngay từ thời cổ xưa, cách đây khoảng hơn 25.000 năm trước, nhiều cộng đồng người cổ xưa trên thế giới đã biết cách sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để tạo thành loại sơn trang trí đầu tiên trong lịch sử loài người. Các loại sơn từ thuở sơ khai này chủ yếu được sử dụng để tạo nên các bức tranh phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày trong các hang động hoặc phiến đá, nhiều bức tranh trong số đó còn tồn tại đến ngày nay.



    [​IMG]

    [​IMG]Lịch sử ngành sơn thế giới được bắt đầu từ rất lâu, trong đó phải kể đến các cư dân
    Ai Cập cổ đại chế tạo được loại sơn mỹ thuât được dùng trang trí trong các hầm mộ


    Sau đó đến thời kỳ các nền văn minh cổ đại như Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 3000 đến năm 600 trước công nguyên bắt đầu chế tạo được sơn mỹ thuật rồi người Hy Lap và La Mã tạo ra sơn dầu béo trong thời kỳ từ năm 600 trước công nguyến đến năm 400 sau công nguyên. Loại sơn này vừa có tác dụng vừa trang trí, vừa có khả năng bảo vệ các bề mặt cần sơn tuy nhiên màu sắc còn khá đơn điệu. Mặc dù vậy cho đến tận thế kỷ 13, nhiều nước châu Âu khác mới biết đến công nghệ sản xuất sơn này. Bước ngoặt trong lịch sử ngành sơn bắt đầu vào thế kỷ 18 cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy sản xuất sơn chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm sơn thời đó chất lượng chưa cao cùng với khả năng trang trí, bảo vệ thấp.
    Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển, lịch sử ngành sơn ngày càng phát triển trong giai đoạn thế kỷ 20 đến nay với nhiều loại sơn khác nhau được sản xuất đi cùng với đó là các công nghệ sản xuất sơn được cải tiến giúp tăng hiệu quả bảo vệ, trang trí đồng thời giảm giá thành và an toàn hơn cho sức khỏe con người. Trong đó hơn 75% sơn hiện nay là sơn gốc nước thay thế cho sơn gốc dầu với nhiều tính năng và chất lượng vượt trội hơn. Các công nghệ sơn hiện nay có thể kể đến như công nghệ đan chéo, công nghệ hybrid hay công nghệ sơn nano đang được ứng dụng và phát triển.

    Lịch sử phát triển của ngành sơn tại Việt Nam
    Tại Việt Nam, cách đây 400 năm trước, cha ông ta đã biết cách chế tạo sơn trang trí bảo vệ cho các pho tượng thờ hay hoành phi câu đối được sơn son thếp vàng với việc sử dụng cây sơn mọc trong tự nhiên. Các loại sơn này khá bền màu theo thời gian và còn duy trì đến ngày nay trong việc tạo ra các sản phẩm tranh sơn mài hay đồ sơn son thếp vàng. Bên cạnh đó, còn một số loại dầu béo đươc làm từ nhựa thông của cây thông ba lá hoăc dầu lai, dầu bóng được sử dụng để trang trí và bảo vệ cho chiếc nón lá hoặc các đồ vật nội ngoại thất. Tuy nhiên đây đa phần đây là các loại sơn tự nhiên trong dân gian và phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất là chủ yếu.
    [​IMG]

    [​IMG]
    công nghệ sản xuất sơn dầu
    Lịch sử ngành sơn tại Việt Nam với khởi đầu ấn tượng là công ty sơn Gecko
    của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn Việt Nam



    Phải đến giai đoạn năm 1913 – 1914 tại Việt Nam mới có một xưởng sơn dầu của người Pháp xây dựng tại Hải Phòng mang tên Testudo, sau đó công ty sơn đầu tiên của Việt Nam mang tên Gecko của ông Nguyễn Sơn Hà được thành lập sau đó vài năm. Loại sơn Resistanco của công ty Gecko rất được ưa chuộng trong và ngoài nước và để lại dấu ấn đến tận ngày nay. Có thể coi Nguyễn Sơn Hà chính là người đầu tiên đặt nền móng trong lịch sử ngành sơn tại Việt Nam. Sau Gecko là một số nhà máy sản xuất sơn khác được xây dựng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như sơn Thăng Long tại Hà Nội.
    Kể từ đó đến nay có rất nhiều công ty sản xuất sơn của Việt Nam được thành lập nhanh chóng bắt kịp với nền công nghiệp sơn thế giới. Thị trường sơn tại Việt Nam hiện nay là sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như Dulux, Mykolor, Nippon, Jotun… và những thương hiệu sơn trong nước đã được khẳng định như Alex, Kova…
    Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sơn với tổng lượng sơn hàng năm đạt gần 250 triệu lít, trong đó sơn trang trí chiếm đa số với khoảng 180 triệu lít/năm.

    Xem thêm:
    + Công nghệ sản xuất sơn epoxy
    + Công nghệ sản xuất sơn PU
     

Chia sẻ trang này