Muốn sở hữu một làn da căng mịn khi đã bước sang tuổi trung niên, nhiều phụ nữ tìm đến dịch vụ làm đẹp bằng tế bào gốc. Tuy nhiên, không ít người đã phải nhận “trái đắng” trên hành trình làm đẹp... 50 triệu đồng có thể “cải lão hoàn đồng”(?) Theo tìm hiểu của PV, một dịch vụ mới đang được khá nhiều người quan tâm, đó là làm đẹp bằng tế bào gốc từ cuống dây rốn. Theo lời giới thiệu, phương pháp này có tính năng hoàn hảo và vượt trội so với cách làm đẹp bằng mỹ phẩm, vốn được chế tạo từ hóa học và thảo dược… Trên trang mạng của một số thẩm mỹ viện tại Hà Nội đăng tải khá nhiều thông tin liên quan đến dòng sản phẩm bằng tế bào gốc này. Tại phần tư vấn cho khách hàng của một cơ sở thẩm mỹ viện ở quận Ba Đình (Hà Nội) có ghi rõ: “Ưu điểm vượt trội của công nghệ là đưa được sản phẩm vào tận địa chỉ cần đến là lớp trung bì, là nơi có các thành phần được coi là nguồn gốc cơ bản của nếp nhăn và lão hóa. Chính vì thế công nghệ này là công nghệ kép, bao gồm sản phẩm trị liệu (tế bào gốc) và phương pháp trị liệu (đưa vào được tận lớp trung bì) được phối hợp một cách hoàn hảo”. Trên trang web của một Spa có địa chỉ ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng tiếp thị: “Công nghệ tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu như tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc của người trưởng thành. Các tế bào này được nuôi cấy, nhân rộng, được tác động một cách khoa học để có thể biến hoá thành những dòng tế bào khác nhau như: các tạng, các sản phẩm tế bào để chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và chống lão hoá. Công nghệ tế bào gốc đặc biệt được sử dụng thành công trong các ứng dụng về da: Điều trị các tổn thương da; các bệnh lý da liễu và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ”. Tìm đến các cơ sở này, chúng tôi được nhân viên tư vấn giới thiệu: “Phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc đang được đánh giá là hoàn hảo nhất hiện nay. Chi phí để thực hiện phương pháp này khoảng 10 triệu đồng/lần. Cứ 2 tuần làm một lần thì sau 3-5 lần người phụ nữ trung niên sẽ có làn da trẻ đẹp (?)”. Nhập viện vì làm đẹp Từng tân tạo vẻ đẹp bằng tế bào gốc, chị M.N (38 tuổi) chia sẻ, sau khi sinh con thứ hai, da mặt chị có nhiều vết thâm nám, nhăn nheo. Điều này khiến chị tự ti, hạn chế giao tiếp với mọi người. Một lần, tình cờ chị đọc được trên mạng về phương pháp lăn kim “thần thánh” lấy lại tuổi thanh xuân. Sau khi tìm hiểu, chị đầu tư hàng chục triệu đồng để làm dịch vụ này. “Muốn đẹp thì phải chịu đau nên tôi cắn răng để cho họ lăn kim trên mặt sau đó và bôi tế bào gốc lên. Thế nhưng, sau một tháng mình đã “tỉnh mộng”: Khuôn mặt mình như biến dạng, mình xấu hổ đến mức phải xin nghỉ làm và khóa trái cửa trong phòng không dám gặp cả chồng con. Không chỉ bị sưng và phù nề mặt, mắt môi mình còn bị sưng húp, ăn uống khó khăn. Gọi điện hỏi thì họ bảo đấy là dấu hiệu da đang tái tạo lại”, chị N ấm ức. Cũng theo lời chị N, hoang mang khi mặt mình ngày càng sưng to, chị đã đi khám thì bác sĩ thì được kết luận, các tế bào da bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Sau đó, chị phải nhập viện để điều trị. Cũng giống như câu chuyện của N, chị Nguyễn Thị B (44 tuổi, ở TPHCM), một người cũng “nghiện” thẩm mỹ hiện giờ phải nhốt mình ở nhà, không dám tiếp xúc với bất kỳ ai vì khuôn mặt biến dạng sau phương pháp lăn kim “thần thánh”. Chị B cho biết, chị đang làm PR cho một công ty nên hàng ngày phải gặp rất nhiều khách hàng. Và trong một lần nghe lời bạn bè đi cấy tế bào gốc bằng phương pháp lăn kim và lãnh hậu quả làn da đã bị hủy hoại bởi “liều thuốc” làm đẹp này. Chị B kể: “Đến cơ sở thẩm mỹ viện để nhờ tư vấn, họ nói mình chỉ cần dùng công nghệ lăn núi kim trị sẹo và bôi tế bào gốc với gói cao cấp nhất. Kỳ vọng vào phương pháp làm đẹp này nên mình đã chấp nhận tốn kém và đau đớn. Sau hai tuần, dù đã tuân thủ mọi chỉ định của cơ sở làm đẹp nhưng da mình vẫn bị hủy hoại. Da bị bong tróc, nổi vẩy trông rất tệ. Mình nghĩ đó là tác dụng của lăn kim nên ráng đợi. Nhưng tình cảnh càng tệ hơn, da mặt mình đen, nhiều mụn hơn, lỗ chân lông to ra như cái đầu cây kim”. Chị em nên thận trọng Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về phương pháp làm đẹp nói trên, BS Quản Hoàng Lâm - Giám đốc Trung tâm công nghệ phôi (Học viện Quân y 103) cho biết: “Việc sử dụng công nghệ tế bào gốc vào điều trị một số bệnh lý tim mạch, huyết học hay xương khớp mới chỉ được số ít các đơn vị y tế hàng đầu của nước ta áp dụng như Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học - Truyền máu TPHCM… Còn nếu nói về việc kết hợp tế bào gốc vào trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp thì vẫn chưa có công trình khoa học nào được công bố cả. Nên việc một số cơ sở làm đẹp hay thẩm mỹ viện quảng cáo về cách làm này thì người dân cũng nên rất thận trọng”. BS Cao Xuân Ngọc (Thẩm mỹ viện DIVA của Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp) thì cho hay: “Lăn kim là một phương pháp tạo ra các vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Bản thân kim lăn cũng chỉ là một dụng cụ thẩm mỹ không hơn không kém, làm tổn thương da chứ không phải là thần dược. Lăn kim tưởng chừng như một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng nếu kỹ thuật xăm không chuẩn, có thể dẫn tới rách da, khiến tình trạng sẹo, mụn trở nên xấu hơn”. Xem thêm: phun xăm thẩm mỹ ở đâu tốt, rèm văn phòng, thảm trải sàn khách sạn Cũng theo BS Cao Xuân Ngọc, phương pháp lăn kim chính là làm các thủ thuật xâm lấn, phải là các bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo và cấp giấy phép hành nghề. Vì nếu không cẩn thận nó sẽ gây nhiễm khuẩn rất cao, nổi mụn cả mặt. Khi lăn kim là làm chảy máu toàn bộ mặt, gây nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng. Nếu kim lăn không được vệ sinh theo đúng cách, hoặc dùng nhiều lần còn có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm như viên gan B, HIV. Đừng quá tin vào quảng cáo mơ hồ Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng thí nghiệm tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Nguồn gốc các mỹ phẩm phải rõ ràng, được các cơ quan chức năng kiểm định. Thực tế, rất ít khách hàng biết được rõ ràng sản phẩm làm đẹp được chiết xuất từ thực vật, động vật hay nhau thai. “Tế bào gốc” chỉ là cái tên được đưa thêm vào nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Không ít người mất tiền chỉ vì quá tin vào quảng cáo mơ hồ”. Theo Báo Gia đình & Xã hội