Toàn quốc Những thực phẩm dành cho bà bầu bị táo bón

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 1/12/21.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    909
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Táo bón gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Có thể khắc phục hiệu quả tình trạng bà bầu bị táo bón bằng thực phẩm. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhóm thực phẩm cho bà bầu bị táo bón và biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

    Triệu chứng bà bầu bị táo bón nên biết
    Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 50% chị em phụ nữ bị táo bón khi mang thai và sau khi sinh. Tuy tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng mẹ bé nên tìm hiểu các biểu hiện bị táo bón sau đây để phát hiện sớm và có những cách khắc phục kịp thời, tránh tình trạng táo bón kéo dài:
    [​IMG]
    • Đi ngoài phân có dấu hiệu khô, vón cục, rắn và cứng.
    • Mỗi lần đi đại tiện tâm lý rất căng thẳng, mệt mỏi.
    • Ngồi lâu, thậm chí hàng giờ trong nhà vệ sinh nhưng vẫn không đi ngoài được.
    • Luôn phải dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện.
    • Trước khi đi ngoài có thể đau bụng, đầy hơi, chuột rút; lúc đi đại tiện đôi khi kèm theo xuất huyết trực tràng (đi ngoài ra máu).
    • Luôn có cảm giác đi đại tiện chưa hết, bị cản trở hoặc tắc nghẽn.
    • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần trên tuần- đây là dấu hiệu mẹ bầu cần đến cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ điều trị.
    • Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn, khó chịu, chán ăn,…
    Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
    Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa và hạn chế hiệu quả tình trạng này:

    Nhóm rau củ- thực phẩm cho bà bầu bị táo bón, giúp tăng lượng chất xơ

    Ngọn rau lang:
    Theo Đông y, rau lang có vị ngọt, tính bình giúp nhuận tràng rất tốt. Thành phần vitamin B6 chứa nhiều trong rau lang còn mang đến tác dụng giảm buồn nôn cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu, tăng cảm giác ăn ngon miệng.

    Cà rốt:
    Cà rốt là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất như vitamin C, B1, B2, B9, carotene, photpho,…Lượng chất xơ trong cà rốt giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Đặc biệt, nửa cốc cà rốt có thể đáp ứng tới 73% nhu cầu vitamin A tốt cho mắt.

    Măng tây:
    Măng tây chứa nhiều nước và chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là bà bầu bị táo bón. Với lượng đường thấp, ít chất béo măng tây cũng được coi là thực phẩm giữ dáng hiệu quả.

    Nhóm trái cây, họ cam, quýt- thực phẩm cho bà bầu bị táo bón, bổ sung vitamin

    Cam, quýt:
    Cam là loại trái cây bổ dưỡng cho bà bầu. Vitamin C có trong quả cam tăng khả năng hấp thụ sắt, phòng tránh táo bón khi bổ sung sắt. Một quả cam cỡ trung bình chứa khoảng 3g chất xơ giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt.

    Quả sung:
    Sung được đánh giá là thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn các loại trái cây và rau xanh khác. Bà bầu có thể khắc phục táo bón bằng cách sắc sung tươi để uống hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày.

    Chuối:
    Quả chuối cỡ vừa chứa khoảng 3g chất xơ và pectin- một loại chất xơ được chứng minh hỗ trợ thức ăn co bóp tốt cho đường tiêu hóa. Mẹ bầu nên ăn mỗi ngày 2 quả chuối chín khi bụng trống hoặc ninh chín chuối giúp nhuận tràng, lợi tiểu, tránh hiện tượng đi ngoài ra máu.

    Viên uống bổ sung dưỡng chất phù hợp cho bà bầu

    Bên cạnh những thực phẩm tốt cho mẹ bầu táo bón thì mẹ cũng cần xem xét loại viên uống bổ sung đang sử dụng, nhất là sắt và canxi. Nếu hàm lượng viên sắt và canxi quá cao hoặc không phù hợp có thể gây ra tác dụng phụ điển hình là nóng trong, táo bón. Mẹ bé cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng sắt và canxi rồi lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp.

    Mẹ bé nên ưu tiên viên canxi và viên sắt không gây táo bón, dạng hữu cơ dễ hấp thu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham khảo đánh giá sản phẩm nhiều phụ nữ mang thai tin dùng, lựa chọn viên sắt và canxi chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Mẹ bầu cũng đừng quên tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ bổ sung đúng cách để đạt hiệu quả cao khi sử dụng.

    Nếu táo bón đi kèm với tình trạng nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu, đau bụng, buồn nôn, giảm thèm ăn,… mẹ bầu nên sớm tới bác sĩ để khám và điều trị. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều niềm vui và đón bé chào đời thành công!
     
     
  2. topsanphamhay

    topsanphamhay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    2/12/21
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    up phụ bạn
    up phụ nè
     

Chia sẻ trang này