Toàn quốc Ốm nghén khi mang thai bắt đầu từ khi nào?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 18/8/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Nghén được hiểu là những triệu chứng khó chịu mẹ gặp phải ở giai đoạn đầu thai kỳ, nổi bật nhất là buồn nôn và nôn ói. Vậy nghén khi mang thai bắt đầu và kết thúc khi nào, mẹ đọc bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu chi tiết.
    Nguyên nhân gây nghén khi mang thai là gì?
    Có đến khoảng từ 50% đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu đựng các cơn buồn nôn và ói mửa mỗi ngày khi trải qua giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, chỉ có 1% trong số đó thực sự được xem là ốm nghén nặng và cần đến trợ giúp y tế. Các chuyên gia sản phụ cho rằng nghén có thể do một số yếu tố như:
    [​IMG]
    Thói quen bữa sáng ăn ít:
    Một số mẹ bầu thường có thói quen ngủ dậy muộn và bỏ lỡ mất bữa sáng. Điều này sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, thiếu năng lượng cho một ngày dễ gây nên hiện tượng buồn nôn và nghén.
    >>Xem thêm: thảo dược giảm nghén cho bà bầu
    Nồng độ hormone tăng đột ngột:

    Nồng độ HCG ở mẹ khi mang thai tăng cao, đồng thời, estrogen và progesterone cũng tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Sự tăng các loại hormone sẽ tác động trực tiếp làm tăng axit dịch vị, dẫn đến nguy cơ trào ngược dạ dày khiến cơ thể bị nôn nghén.
    Khứu giác mẹ nhạy cảm:
    Ở thời gian mang thai, khứu giác của mẹ cũng nhạy cảm hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, dạ dày cũng sẽ cảm thấy khó chịu, cơn buồn nôn xuất hiện ngay khi ngửi những mùi như xăng dầu, nước hoa, đồ ăn, dầu mỡ,…
    Tiền sử bị nghén của bản thân và gia đình:
    Lần mang thai đầu thai phụ bị ốm nghén thì những lần sau tình trạng này khả năng cao vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, phụ nữ thuộc gia đình như mẹ hoặc chị gái có tiền sử ốm nghén thì cũng dễ gặp hiện tượng buồn nôn và nôn trong thời gian mang bầu.
    Ngoài ra, mẹ cũng quan tâm yếu tố khác có thể làm nặng hơn tình trạng nghén như: có em bé lần đầu, sinh đôi hoặc sinh ba, căng thẳng, thể trạng yếu, béo phì,…

    Nghén khi mang thai bắt đầu và kết thúc khi nào?
    Đa phần phụ nữ bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng ở khoảng nửa chừng trong 3 tháng đầu tiên, giữa tuần thai thứ 6 và thứ 8. Mẹ sẽ hoàn toàn không thấy triệu chứng gì bất thường trước tuần lễ thứ 6 và cơn nôn ói xuất hiện đột ngột vào những ngày trễ kinh ngay khi thức dậy là tin báo hiệu mẹ mang thai. Tuy nhiên, tùy mỗi người mà thời điểm ốm nghén sẽ khác nhau.
    Mẹ bầu bị nghén nặng phần lớn tập trung ở tuần thai thứ 9 bởi đây là mốc thời gian các cơ quan của bào thai hình thành trọn vẹn. Lượng lớn nguyên liệu, phản ứng chuyển hóa, chất xúc tác và nồng độ hormone tăng, những cơn “bùng nổ sinh hóa” dẫn đến cơ thể mẹ bị mất cân bằng và hoạt động của các hệ cơ quan cũng sẽ xáo trộn.
    Biểu hiện nghén khi mang thai sẽ thuyên giảm vào tuần thai thứ 16, chỉ khoảng 10% mẹ tiếp tục bị buồn nôn và nôn kéo dài trong suốt thai kỳ cho đến lúc sinh. Trường hợp mẹ bị ốm nghén liên tục, qua tuần thai thứ 16, dù nặng hay nhẹ cũng nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

    Cách cải thiện bà bầu bị ốm nghén hiệu quả
    Hiện tượng nghén bình thường cũng không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên nghén thường làm các sản phụ thấy rất khó chịu. Áp dụng những cách dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc đối mặt với 3 tháng nghén trong khi mang thai.
    • Sử dụng viên uống bổ sung phù hợp, nhất là hàm lượng sắt và kích thước viên sắt; có thể tham khảo sử dụng thảo dược giảm nghén cho bà bầu, các sản phẩm tăng đề kháng chuyên biệt cho mẹ bầu…
    • Ăn sáng đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm bữa phụ vào sáng và chiều; nên ăn bánh mì ở bữa phụ giúp cải thiện chứng buồn nôn.
    • Bổ sung đa dạng các loại trái cây giàu vitamin, chất xơ, canxi,…
    • Tránh ăn các món cay, mặn, có tính nóng và chứa nhiều cafein,…hay các món khi mang thai khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.
    • Cố gắng cung cấp cho cơ thể ít nhất 1,5 lít chất lỏng mỗi ngày, bao gồm nước, canh rau củ, đồ uống,…và uống từng ngụm đúng cách.
    • Sử dụng hương bạc hà, hương chanh, gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén.
    • Nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày), tránh làm việc quá sức gây suy nhược cơ thể và căng thẳng đầu óc.
    • Vận động nhẹ nhàng, tạo thói quen đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, tập các bài yoga có tư thế phù hợp vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ giảm buồn nôn.
    Những kiến thức cơ bản về vấn đề này sẽ phần nào giúp các mẹ có cách “ứng phó”, vượt qua tháng ngày “mang nặng, đẻ đau” một cách nhẹ nhàng nhất để đón con chào đời.
     
     

Chia sẻ trang này