Toàn quốc Phân loại các thuốc tim mạch thông dụng hiện nay

Thảo luận trong 'Giới thiệu dịch vụ - Địa điểm' bắt đầu bởi yennhi, 4/6/20.

  1. yennhi

    yennhi Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    8/10/19
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Thuốc chữa bệnh tim mạch là những thuốc có tác dụng chủ yếu trên hoạt động của tim và mạch máu như trợ tim, điều hòa hoạt động của tim, chống co thắt mạch máu, hạ áp …
    Phân nhóm thuốc tim mạch:
    Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

    Nhóm điều trị suy tim sung huyết: còn gọi là nhóm trợ tim hay glycosid tim. Nhóm này có tác dụng tăng cường sự co bóp của cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim. Gồm Digoxin, Digitoxin, Ouabain …

    Nhóm điều trị thiếu máu cục bộ: gồm nhóm chữa đau thắt ngực và nhóm điều trị nhồi máu. Nhóm này có tác dụng tăng cường cung cấp oxy co cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim, phục hồi tưới máu và ngăn chặn các biến chứng sau nhồi máu. Gồm Nitroglycerin, Isosorbid …

    Nhóm điều trị loạn nhịp: nhóm này có tác dụng lặp lại tình trạng ổn định của chu chuyển tim. Gồm Amiodaron, Quinidin …

    Nhóm điều trị tăng huyết áp: còn gọi là nhóm hạ áp. Nhóm này có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu, làm giảm kháng lực mạch máu để đưa huyết áp về mức an toàn. Gồm Nifedipin, Captopril …

    Nhóm điều trị tăng lipid máu: còn gọi là nhóm giảm mỡ máu. Nhóm này có tác dụng giảm tổng hợp lipid, tăng thoái hóa mỡ hay tái phân bố mỡ trong cơ thể. Gồm Fenofibrat, Atovastatin …

    Nhóm chống choáng: thực chất là các thuốc kích thích hệ adrenergic của thần kinh thực vật gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim … gồm Adrenalin, Dopamin …

    Nhóm điều trị rối loạn tuần hoàn: nhóm này có tác dụng giãn hoặc co các vi mạch, tăng sức bền thành mạch, ổn định tình trạng tưới máu cho mô, giảm nguy cơ tái biến mạch máu. Gồm Vinpocetin, Piracetam …

    Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc tim mạch
    Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ

    Chỉ được dùng thuốc tim mạch khi có toa, không được tự ý sử dụng hoặc ngưng dùng khi chưa có y lệnh của thầy thuốc.

    Không dùng lại toa cũ để tự điều trị.

    Khởi đầu với liều thấp, tăng dần đến liều thích hợp.

    Trước khi ngưng phải giảm liều từ từ, không được ngưng đột ngột.

    Trong khi điều trị, ngoài vấn đề dùng thuốc cần tuân thủ các liệu pháp điều trị
    Tuyển sinh cao đẳng dược Tây Nguyên
     

Chia sẻ trang này