Toàn quốc Phụ nữ có bầu bị ho 3 tháng cuối nên ăn gì?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 1/6/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    3 tháng cuối thai kỳ bà bầu bị ho nhiều vì cơ thể phản ứng trước sự kích thích tại đường hô hấp. Ho giúp loại bỏ dịch nhầy bị ứ đọng và tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, đặc biệt là ở mũi, họng. Đây thường là những yếu tố sinh lý, không quá nguy hiểm với thai kỳ và có thể khắc phục bằng một số loại thực phẩm. Bà bầu bị ho 3 tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì?
    Vì sao bà bầu bị ho trong 3 tháng cuối thai kỳ?
    Không ít mẹ bầu than phiền rằng họ thường bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối. Nguyên nhân có thể là do:
    • Bà bầu bị dị ứng: Cuối thai kỳ, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho bé chào đời khiến thai phụ trở nên mẫn cảm, dễ bị dị ứng. Những mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng tình trạng cũng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Khi tiếp xúc với hóa chất, bụi, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc,… thai phụ thường có phản ứng ho, sổ mũi, đỏ mắt,… do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích.
    • Bà bầu bị trào ngược dạ dày: 3 tháng cuối thai kỳ kích thước và khối lượng tử cung tăng cao khiến dạ dày bị chèn ép, bà bầu bị trào ngược dạ dày. Axit dạ dày trào lên cổ họng là nguyên nhân khiến thai phụ bị ho, rát họng, buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối.
    • Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn trong 3 tháng cuối khiến vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ho, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt,… vì bị cảm lạnh, viêm xoang, cảm cúm, viêm họng,…
    Phụ nữ có bầu bị ho 3 tháng cuối nên ăn gì?
    Để giảm nguy cơ bị ho trong 3 tháng cuối thai kỳ, tăng cường sức đề kháng cho thai phụ là rất cần thiết. Mẹ bầu bị ho cần ăn các loại thực phẩm có khả năng giúp tăng đề kháng kết hợp uống các loại vitamin tổng hợp cung cấp dưỡng chất thiết yếu với thai kỳ như sắt, canxi, DHA cho bà bầu, vitamin C, axit folic, … để không bị thiếu hụt dưỡng chất làm giảm sức đề kháng khiến bệnh ho trở nên dai dẳng, khó chữa. Những thực phẩm đó bao gồm:
    Lê chưng đường phèn
    Lê chưng với đường phèn có tác dụng tăng sức đề kháng, tiêu đờm, giảm kích ứng đường hô hấp gây ho, rát họng lại có vị ngọt dễ uống, không gây buồn nôn. Lấy 1 quả lê rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu miếng vừa ăn, cho vào bát cùng với đường phèn, vài sợi gừng tươi hấp cách thủy khoảng 10 – 15p rồi ăn hết cả nước và cái.
    Rau diếp cá luộc với nước vo gạo
    Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm, long đờm; nước vo gạo có thể làm sạch vòm họng để dịu cơn ho và đau rát cổ họng. Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá tươi, ngâm nước muối khoảng 5p rồi đun sôi với nước vo gạo, uống khi còn ấm để chữa ho tốt hơn.
    Ăn quất chưng với mật ong
    Quất chưng mật ong có tác dụng khử khuẩn, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, có thể làm dịu cơn ho,
    long đờm hiệu quả. Lấy 1 – 2 quả quất rửa sạch bổ đôi, 1 muỗng mật ong cho tất cả vào bát mang hấp cách thủy trong 10 – 15p để uống nước và ăn cái để chữa ho.
    Thực phẩm giàu sắt
    Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hồng cầu, tạo thành các hemoglobin cung cấp oxy cho tất cả các tế bào, trong đó có tế bào miễn dịch, để tăng khả năng đề kháng – miễn dịch cho thai phụ 3 tháng cuối. Mẹ sau sinh bị ho nên thường xuyên ăn thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ, tăng sức đề kháng, cải thiện các bệnh lý gây ho và giảm nguy cơ tái phát. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, thịt gà tây, hàu, điệp, ngao, bông cải xanh, cải xoăn, diêm mạch, yến mạch,…

    Trái cây giàu vitamin C
    Trái cây giàu vitamin C rất đa dạng, dễ mua như cam, bưởi, đu đủ, nho,… là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Vitamin C là vi chất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch, có tác dụng bảo vệ các tế bào, kháng viêm, khử khuẩn, tăng khả năng hấp thụ sắt. Mẹ bầu 3 tháng cuối bị ho ăn trái cây giàu vitamin C giúp làm dịu cơn ho nhanh chóng, thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn ngừa tái nhiễm hiệu quả.
    Thực phẩm giàu kẽm
    Kẽm có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển, ngăn không cho chúng cư trú trong niêm mạc mũi và cổ họng, cải thiện nhanh các bệnh cảm cúm, cảm lạnh,… gây ho. Các loại thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt nạc đỏ, cua, hến, đậu xanh, đậu lăng, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên cám,…
    Thực phẩm giàu DHA tốt cho mẹ bầu
    Các loại thực phẩm giàu DHA như cá hồi, cá mòi, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…), sữa, lòng đỏ trứng,… có khả năng kháng viêm, giảm tích tụ đờm nhầy, hỗ trợ điều trị ho cho bà bầu. DHA cũng là 1 vi chất thiết yếu với thai kỳ, tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh, cơ quan võng mạc của thai nhi. Do đó, bên cạnh thực phẩm, mẹ nên kết hợp với viên bổ sung DHA. Chú ý thời điểm bổ sung DHA cho bà bầu để tối ưu khả năng hấp thu của cơ thể.
    Những thực phẩm bà bầu bị ho 3 tháng cuối cần tránh
    Theo các chuyên gia thì khi có dấu hiệu ho, cảm thì bà bầu nên tránh một số thực phẩm để tình trạng bệnh không bị nặng thêm, gây khó chịu cho mẹ lẫn bé. Một số thực phẩm bà bầu bị ho nên kiêng ăn như:
    • Các món nhiều dầu mỡ, xào, chiên có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây ho nhiều hơn
    • Thức ăn lạnh làm tăng sinh chất nhầy, không tốt cho thai phụ bị ho có đờm
    • Nước uống có ga, thức ăn cay nóng khiến cổ họng bị khô rát, kích thích cơn ho dữ dội hơn
    • Thức ăn ngọt khiến bà bầu bị nóng trong và kích thích tiết đờm.
    Hi vọng với những thông tin trên giúp các mẹ có thể lên được một thực đơn cho bà bầu bị ho 3 tháng cuối thật hợp lý để các triệu chứng nhanh chóng được cải thiện. Trong trường hợp các mẹ đã ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý mà tình trạng ho vẫn không cải thiện thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ.
     
     

Chia sẻ trang này