Quả nhãn rất thơm ngon và có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng một số mẹ bầu lại rất e ngại khi ăn nhãn vì cho rằng loại quả này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để giải đáp thắc mắc “mẹ bầu ăn nhãn được không” mời bạn cùng tham khảo một số thông tin dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn Trong 100g cùi nhãn có chứa: Carbohydrate: 10.9g Protein: 0.9g Lipid: 0.1g Chất xơ: 1.1g Đường: 65g Nước: 86.3g Năng lượng: 48kcal Vitamin B1: 0.03mg Vitamin B2: 0.14mg Vitamin B3: 0.3mg Vitamin C: 58mg Sắt: 0.4mg Canxi: 21mg Phốt pho: 12mg Kali: 266mg Magie: 10mg Kẽm: 0.29mg Đồng: 150mcg Mangan: 0.1mg Natri: 26mg >>Xem them: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Quả nhãn có tốt cho bà bầu không? Bà bầu có thể ăn nhãn nhưng không quá 300g/ngày và chia thành nhiều lần ăn để không bị táo bón, rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nóng trong và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Lượng đường trong quả nhãn cũng rất cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ khiến bà bầu tăng nguy cơ bị béo phì, thừa cân, tiểu đường thai kỳ và có thể dẫn tới tai biến thai sản gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bà bầu ăn nhãn vừa đủ không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi mà còn có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất thiết yếu, có lợi cho sức khỏe thai kỳ như vitamin C, một số vitamin nhóm B, kẽm, kali, sắt và canxi,… Nhờ đó mẹ bầu có thể nâng cao sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện, tốt nhất. Những mẹ bầu có sức khỏe yếu, thường xuyên bị táo bón, nóng trong thì không nên ăn nhãn. Quả nhãn có thể gây đau bụng, nóng trong, chảy máu khiến sức khỏe bà mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng. Đặc biệt, mẹ bầu ăn nhãn bị chảy máu khiến thai nhi không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nếu để chảy máu kéo dài có thể khiến thai nhi không phát triển đầy đủ, chậm phát triển. Đồng thời bà bầu bị tăng nguy cơ thiếu máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tai biến thai sản. Ngoài việc chú ý không ăn nhãn quá 300g/ngày bà bầu cũng cần chú ý bổ sung vi chất đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống. Mẹ bầu nên chọn lựa các loại sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để bổ sung hiệu quả, lành mạnh, tăng cường khả năng hấp thụ vi chất vào cơ thể. Lợi ích tuyệt vời của quả nhãn cho mẹ bầu Nếu bà bầu ăn nhãn ở mức độ vừa phải thì sẽ mang lại những lợi ích nhất định như sau: Giảm đau dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa: Ép nhãn lấy nước uống đều đặn trong vài tuần sẽ giúp tăng cường trí nhớ, phòng ngừa và cải thiện bệnh đau dạ dày. Những vấn đề thường gặp khi mang thai như chướng bụng, đầy hơi, táo bón cũng được giảm đi nếu mẹ bầu ăn nhãn điều độ, thường xuyên. Protein và các chất béo thực vật có trong nhãn cũng giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động hiệu quả hơn. Giảm các triệu chứng thai nghén: Bà bầu 3 tháng đầu bị nghén ăn nhãn có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả. Nhờ đó mẹ bầu ăn ngon miệng hơn và góp phần đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ. Có hàm răng chắc khỏe: Nhãn có hàm lượng cao canxi và phốt pho, thường xuyên ăn nhãn giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi, viêm nha chu, đau họng,… Tăng sức đề kháng: Nhãn giàu vitamin C – 1 trong 13 vi chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cảm, cúm, ho, sốt nhẹ. Nhãn còn có chứa một số vitamin nhóm B, sắt,… góp phần phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho bà bầu. Đồng thời vitamin C còn tăng cường sản xuất tế bào da, mang lại làn da mịn màng, tươi sáng. Bổ sung năng lượng: Nhãn có ít calo và chất béo lại có chứa nhiều chất xơ, đường. Mỗi ngày ăn khoảng 250 – 300g nhãn giúp bạn có giấc ngủ ngon, bổ sung năng lượng, cải thiện táo bón và góp phần kiểm soát cân nặng. Loại bỏ giun: Bà bầu không được uống thuốc tẩy giun để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu ăn nhãn đều đặn với trọng lượng phù hợp sẽ giúp bà bầu loại bỏ giun sán một cách tự nhiên, không gây nguy hiểm cho thai kỳ Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích về việc tiêu thụ nhãn trong thời kỳ mang thai, giúp mẹ hiểu rõ bà bầu ăn nhãn được không, cũng như lưu ý khi ăn nhãn thơm ngon, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.