Toàn quốc Rạn da khi mang thai tháng thứ 8 thai kỳ có tự hết không?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 6/6/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Rạn da do mang thai thường xuất hiện ở những tuần cuối cùng của thai kỳ và số lượng các vết rạn sẽ tăng lên rất nhanh do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi ở thời kỳ này. Rạn da khi mang thai tháng thứ 8 có tự hết không và làm cách gì để khắc phục là vấn đề được nhiều chị em quan tâm nhằm giúp cải thiện tình trạng rạn da một cách an toàn, hiệu quả.
    Rạn da khi mang thai thường ở tháng thứ mấy?
    Vậy bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Tùy vào cơ địa, tính chất da cũng như sự tăng cân mà mỗi mẹ bầu sẽ bị rạn da ở những thời điểm khác nhau. Có người bị rạn da từ sớm, ngay giữa thai kỳ. Có người bị rạn da muộn hơn, vào cuối thai kỳ nhưng cũng có nhiều trường hợp cả thai kỳ không hề bị rạn da dù họ vẫn tăng cân nhiều.
    Theo nghiên cứu cho biết có đến 90% các trường hợp bắt đầu xuất hiện rạn da vào tháng thứ 6-7 của thai kỳ. Đây là thời điểm kích thước thai nhi cũng như cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh nên dễ dẫn đến rạn da.
    Mẹ bầu bị rạn da khi mang thai tháng thứ 8 có tự hết không?
    Khi mang bầu tháng thứ 8 lúc này các vết rạn ngày càng nhiều và rõ hơn. Chúng gây mất thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin về hình dáng. Ngoài ra, nhiều trường hợp vết rạn da còn gây ngứa, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
    Cũng vì thế, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết rạn da khi mang thai tháng thứ 8 có tự hết không để mẹ không còn khó chịu và giúp mẹ tự tin hơn với làn da của mình.
    Thực tế, các vết rạn da không thể tự mất, chúng không biến mất hoàn toàn mà sẽ mờ dần đi. Sau khi sinh khoảng từ 6 – 12 tháng, những vết rạn nâu đỏ sẽ nhạt hơn, khó phát hiện hơn so với thời gian trước đó.
    Rạn da khi mang thai khó mất hẳn nhưng có thể được cải thiện nhanh nếu mẹ biết cách chăm sóc da như bôi kem dưỡng để tăng cường độ ẩm, giúp vết rạn nhanh lành và nhạt màu hơn. Vì thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề rạn da. Thay vào đó, hãy chăm sóc sức khỏe để vượt qua thai kỳ an toàn.

    Giải pháp cho bà bầu bị rạn da khi mang thai tháng thứ 8
    Dù gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng rạn da trong thai kỳ, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn. Đồng thời, những cách sau cũng sẽ giúp việc làm mờ vết rạn da sau sinh dễ dàng và hiệu quả hơn. Bao gồm:
    Uống nhiều nước
    Nước rất cần thiết cho cơ thể con người. Bổ sung đủ nước tốt cho tất cả các cơ quan trong cơ thể và tốt cho làn da. Da được cung cấp đủ nước sẽ luôn mềm ẩm, độ đàn hồi cao, nhờ đó sẽ giảm nhẹ tình trạng rạn da và giúp da nhanh hồi phục hơn.
    Mẹ bầu nên uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc uống nước ép trái cây để vừa cấp nước lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
    Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn rất tốt cho sức khỏe làn da. Bổ sung đủ vitamin C giúp da luôn tươi sáng, mờ thâm nám. Vitamin C còn kích thích sản sinh collagen giúp tăng độ đàn hồi cho làn da, giảm tình trạng rạn da hiệu quả.
    Những thực phẩm giàu vitamin C mẹ nên bổ sung như cam, quýt, kiwi, bưởi, dâu tây, súp lơ xanh, cải bó xôi…

    Kiểm soát cân nặng
    Tăng cân khi mang thai là điều bắt buộc nhưng mẹ nên kiểm soát việc tăng cân một cách hợp lý. Hãy ăn uống điều độ, ăn vừa đủ, không ăn quá no để tăng cân từ từ. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh, da không kịp giãn nở sẽ dẫn đến rạn da nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên kiêng khem quá mức vì có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
    Dưỡng ẩm cho da
    Để trị rạn da, việc mẹ bầu nhất định phải làm đó là dưỡng ẩm cho da. Việc dưỡng ẩm cho da cần được thực hiện từ sớm và đều đặn mỗi ngày.
    Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính hoặc dùng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, nha đam… để thoa lên da.
    >>Xem thêm: uống sắt buổi tối được không
    Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu có thể hiểu thêm về tình trạng rạn da khi mang thai. Hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị rạn da để bảo vệ làn da và ngăn chặn tình trạng rạn da vô cùng mất thẩm mỹ mà không một mẹ bầu nào mong muốn.
     
     

Chia sẻ trang này