Toàn quốc Tại sao hệ màu CMYK lại quan trọng trong in ấn

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi manhdigital, 17/1/22.

  1. manhdigital

    manhdigital Thành viên năng động

    Tham gia ngày:
    5/12/21
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Màu sắc trong thiết kế và in ấn là yếu tố cực kì quan trọng làm nên chất lượng của bản in và vẻ đẹp, sự hài hòa, bắt mắt của thiết kế.Trong thiết kế bao bì, việc phối màu làm sao để in ấn không bị lệch màu là một khía cạnh rất quan trọng. Vì vậy, việc chọn lựa hệ màu in ấn và các công thức tổng hợp màu trong in offset đòi hỏi các nhà in phải tìm hiểu kĩ lưỡng, nắm rõ và vận dụng thuần thục.

    Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, thiết kế… cũng nên tích lũy thêm những kiến thức cơ bản về cách tổng hợp màu trong in offset để hiểu rõ và đúng, hỗ trợ thêm cho các vấn đề liên quan đến yêu cầu in ấn. Để hiểu rõ các vấn đề này, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến hệ màu CMYK, các cách phân biệt màu và phân biệt các cách tổng hợp màu trong in offset.

    1. Khái niệm hệ màu CMYK trong in ấn offset
    CMYK và RGB là khái niệm về 2 hệ màu mà chúng ta thường bắt gặp trong thiết kế. Tuy nhiên, trong in ấn người ta thường sử dụng hệ màu CMYK. Vậy hệ màu CMYK là gì và tại sao trong in ấn offset người ta thường sử dụng hệ màu này?

    CMYK là hệ màu trừ – hệ màu mà mắt người nhìn thấy nhờ sự phản xạ của ánh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng. CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu:

    • C (Cyan = màu xanh lơ)
    • M (Magenta = màu cánh sen – hồng sẫm)
    • Y (Yellow = màu vàng)
    • K (Black = màu đen).
    [​IMG]

    Trong đó, màu đen (K) là màu chủ yếu, then chốt trong hệ 4 màu CMYK. Hệ màu CMYK là hệ màu thường được sử dụng trong in ấn offset như: in tờ rơi, sách, báo hay tạp chí… Trong công nghệ in offset, việc phục chế màu sắc của hình ảnh dựa trên nguyên lý in chồng tram các bản tách màu, tương ứng với 4 mực in cơ bản bao gồm các màu đơn sắc trong hệ màu CMYK. Màu sắc của hình ảnh in trên giấy mà ta cảm nhận được là sự kết hợp của cả tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.

    Thay vì dùng sử dụng 3 mực màu C, M, Y trộn hoặc in chồng để tạo màu đen và xám (theo lý thuyết tổng hợp màu trừ) có thể sử dụng mực đen in bổ trợ hay in trực tiếp (thay thế hoàn toàn 3 mực C, M, Y) để giảm thiểu chi phí.

    2. Phân biệt màu vô sắc và hữu sắc trong hệ màu CMYK trong in ấn
    Hệ màu CMYK trong tiếng Anh, cách gọi như sau:

    • Màu mực C, M, Y được gọi là nghĩa là mực màu, mực hữu sắc (chromatic process inks)
    • Màu mực K là được gọi là nghĩa là mực không có màu, mực vô sắc (achromactic process ink)
    Tùy thuộc vào vai trò của thành phần màu đen (mực đen) trong việc tổng hợp màu sắc của hình ảnh khi in phục chế, người ta phân chia thành 2 phương pháp tổng hợp màu cơ bản trong in offset, bao gồm tổng hợp màu hữu sắc và tổng hợp màu vô sắc. Trong đó:

    • Phương pháp tổng hợp màu hữu sắc (tiếng Anh gọi là: “chromatic composition – chromatic reproduction”) là phương pháp tổng hợp màu sắc hình ảnh in phục chế được hình thành chủ yếu bởi các mực màu C, M, Y. Thành phần mực K (Black) chỉ mang tính chất bổ trợ (có hoặc không có) trong khâu tổng hợp màu trong in offset
    • Phương pháp tổng hợp màu vô sắc (tiếng Anh gọi là: achromatic composition – achromatic reproduction) là phương pháp tổng màu sắc hình ảnh in phục chế ngược lại với phương pháp tổng hợp màu hữu sắc, lấy mực K là chủ đạo. Trong khi đó, các mực màu C, M, Y đóng vai trò in bổ trợ.
    Mỗi phương pháp tổng hợp (phục chế) màu sẽ có các hình thức tạo hình ảnh CMYK hay các cơ chế tạo các bản in tách màu CMYK tương ứng. Các không gian màu sẽ được chuyển đổi với Color Lookup Table hoặc ICC Profile.

    Xem thêm: SỰ KHÁC NHAU GIỮA IN ẤN KỸ THUẬT SỐ VÀ IN ẤN OFFSET
     
     

Chia sẻ trang này