Người mẹ nào cũng đều muốn con được sinh đủ ngày, cứng cáp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mẹ có dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 khiến không ít người lo lắng thai nhi 38 tuần mổ được chưa và cách chăm sóc mẹ bầu ở tuần 38 là như thế nào để sinh nở thuận lợi? Hãy cùng chúng tôi giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây! Sự phát triển của thai nhi ở 38 tuần Thai nhi tuần 38 đã phát triển toàn diện về mọi mặt, hoàn thiện như một em bé sơ sinh. Những bước phát triển đáng kể ở tuần thai này bao gồm: Mọc móng chân: Mọc móng chân được coi là sự phát triển rõ ràng nhất khi thai nhi đang ở tuần thứ 38. Móng chân của bé sẽ phát triển đặc biệt nhanh ở giai đoạn này và có thể chạm được đến đầu ngón chân. Hình thành các phản xạ: Thai ở 38 tuần tuổi sẽ hình thành nên một số phản xạ ban đầu như nắm tay hay mút tay. Điều này sẽ giúp cho bé của bạn có thể nắm tay hay bú mẹ ngay khi vừa mới ra đời. Lớp lông tơ rụng dần: Lớp lông tơ của thai nhi có tác dụng như lớp áo giữ ấm cho bé trong quá trình ở trong tử cung của mẹ. Khi mẹ đang có trong mình thắc mắc thai 38 tuần mổ được chưa, bé đã có thể ra đời được chưa thì bé cũng đang âm thầm chuẩn bị bằng cách rụng dần lớp lông tơ này. Dây thanh quản phát triển: Trong giai đoạn này, dây thanh quản của bé cũng được phát triển hơn so với những giai đoạn trước. Nhờ thế mà mẹ có thể nghe được tiếng khóc của bé khi chào đời. Não và các hệ thần kinh tiếp tục phát triển: Ở giai đoạn tuần thứ 38 của thai kỳ, não và hệ thần kinh của bé tiếp tục được phát triển một cách mạnh mẽ bằng cách xuất hiện nếp nhăn và tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các tế bào thần kinh. Não của bé bắt đầu có thể kiểm soát nhịp tim và hô hấp. Chất dinh dưỡng chủ yếu được sử dụng trong quá trình này là chất béo, vì thế mẹ nên tăng cường bổ sung nhóm chất này trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Phổi ngày càng hoàn thiện: Cùng với não và một số bộ phận khác thì phổi của bé cũng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn này. Có hiện tượng nhu động ruột: Bé sẽ bắt đầu chuẩn bị cho sự ra đời của mình bằng cách nhu động ruột để đào thải những tạp chất nuốt phải khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, khi bé đi đại tiện lần đầu tiên sau ra đời, phân thường có màu xanh đen. Thai nhi 38 tuần đã mổ đẻ được chưa? Với những thay đổi của em bé trong tuần 38 kể trên thì em bé có thể sẵn sàng chào đời và phát triển rất tốt ở môi trường bên ngoài bụng mẹ. Sinh con ở tuần 38 mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé yêu nhé. Hiện nay, rất nhiều mẹ chọn phương pháp sinh mổ để giúp bé yêu chào đời. Đây là phương pháp phù hợp cho những mẹ bầu có sức khỏe kém, mắc một số bệnh lí thai kì mà không thể tiến hành sinh thường được. Ngoài ra, nếu tình trạng của thai yếu, khi sinh mổ lấy thai chủ động sẽ giảm được khả năng bị ngạt, bị sang chấn do sinh khó hay chuyển dạ kéo dài. Tuy nhiên, các trường hợp cần thiết phải mổ lấy thai phải được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ. Không nên vì những lý do chủ quan của cá nhân mà cố thu xếp để mổ lấy thai chủ động ra khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ để gặp phải nguy cơ chịu những rủi ro không đáng có. Khi mang thai 38 tuần, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi để tiến hành sinh mổ hoặc sinh thường cho phù hợp Cẩm nang chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tuần 38 Vậy ngoài chuẩn bị những thông tin cần thiết về việc thai 38 tuần mổ được chưa thì mẹ còn cần lưu ý những điều gì? Bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết Từ tuần thai 38 trở đi mẹ vẫn cần được bổ sung các dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là sắt và các thành phần tạo máu. Sinh mổ hay sinh thường đều khiến mẹ mất đi lượng máu khá lớn, nếu không bổ sung kịp thời mẹ sẽ rất dễ bị thiếu máu sau sinh. Ăn các thực phẩm bổ sung sắt và uống sắt cho bà bầu chela ferr forte, axit folic, vitamin B12… mỗi ngày là cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt hiệu quả. >>Xem thêm: bà bầu uống sắt bao lâu thì ngưng Giảm căng thẳng Khi mang thai đến tuần 38 đồng nghĩa với ngày dự sinh đã gần kề nên chắc hẳn mẹ bầu phải có nhiều suy nghĩ, lo lắng, hồi hộp. Việc này có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé và ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dạ. Để giảm căng thẳng ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể tập các bài thể dục thư giãn như yoga, thiền, tập thở, nghe nhạc, xem phim, đọc sách…chia sẻ những lo lắng, băn khoăn với người thân trong gia đình nhé. Thực hiện bài tập Squa Động tác đứng lên và ngồi xuống của bài tập squat sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe cơ và có khả năng làm cho chuyển dạ sớm hơn. Bởi vì động tác squat giúp làm mở xương chậu tạo không gian cho phép em bé kích thích chuyển dạ. Mặc quần áo rộng, thoáng mát Mẹ bầu thường cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hôi do sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ, làm tăng lưu lượng máu, tăng trao đổi chất và đào thải mồ hôi. Để làm mát cơ thể, các mẹ bầu nên mặc quần áo rộng, nhẹ và uống nhiều nước, sinh hoạt trong không gian thoáng đãng. Tóm lại, mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái, sẵn sàng và những vật dụng, đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở của mình. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!