Tháp nhu cầu Maslow là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về động lực. Học thuyết Maslow cho rằng hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi những nhu cầu sinh lý và tâm lý nhất định, tiến triển từ cơ bản đến phức tạp. Tháp nhu cầu Maslow là gì? Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) là một mô hình nổi tiếng về động cơ và tâm lý của con người, được đặt theo tên của người đã đưa ra nghiên cứu và phát triển mô hình này – nhà tâm lý học Abraham Maslow, ông đã khám phá ra nó vào năm 1943 trong bài viết có tiêu đề “Lý thuyết về động lực của con người”, và một lần nữa trong cuốn sách tiếp theo của ông, “Động lực và tính cách”. Tháp nhu cầu Maslow Tháp gồm năm tầng tương ứng với năm cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi tầng của kim tự tháp phản ánh theo những mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao thì nhu cầu của con người càng cao hơn. Ý nghĩa của kim tự tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, Marketing và cuộc sống. Kim tự tháp này lý giải các hành vi của con người mà ngay cả chính họ không ý thức được điều đó. Cho ví dụ: Các doanh nghiệp bán hàng thực phẩm sẽ góp mặt trong nhu cầu đầu tiên. Các cửa hàng làm đẹp mở ra nhằm hướng đến nhu cầu được tôn trọng. Các trường Đại học, các viện nghiên cứu khoa học, là những nơi hướng đến nhu cầu của việc hiện thực lý tưởng bản thân. Trong marketing, việc tìm hiểu về tháp nhu cầu maslow, có thể giúp bạn biết được các hành vi tiêu dùng và qua đó tập trung thực hiện một cách có hiệu quả. 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow Maslow tin rằng những nhu cầu này tương tự như bản năng và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi. Có 5 mức độ khác nhau trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, bắt đầu từ mức thấp nhất được gọi là nhu cầu sinh lý và cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân. Cụ thể như sau: 1. Nhu cầu sinh lý (Physiological needs) Đây là những yêu cầu sinh học đối với sự tồn tại của con người, ví dụ như không khí, thức ăn, thức uống, nơi ở, quần áo, hơi ấm, tình dục và giấc ngủ. Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn, cơ thể con người không thể hoạt động tối ưu. Maslow coi nhu cầu sinh lý là quan trọng nhất, tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu này được đáp ứng. 2. Nhu cầu an toàn (Safety needs) Một khi nhu cầu sinh lý của một cá nhân được thỏa mãn, nhu cầu về an ninh và an toàn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mọi người đều muốn trải nghiệm sự an ninh, trật tự, khả năng dự đoán và kiểm soát trong cuộc sống của họ. Gia đình và xã hội có thể đáp ứng những nhu cầu này (ví dụ như cảnh sát, trường học, doanh nghiệp và cơ sở chăm sóc y tế). Ví dụ: an toàn về cảm xúc, an toàn tài chính (ví dụ: việc làm, phúc lợi xã hội), luật pháp và trật tự, ổn định xã hội, tài sản, sức khỏe và phúc lợi (ví dụ: an toàn trước tai nạn và thương tích). 3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm, được thuộc về (Love and belongingness needs) Sau khi nhu cầu sinh lý và khả năng an toàn đã được đáp ứng, mức độ thứ ba của nhu cầu con người là xã hội và liên quan đến cảm giác thân thuộc. Tính “thuộc về”, đề cập đến nhu cầu cảm xúc của con người đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự liên kết, kết nối và trở thành một phần của một nhóm người. Ví dụ với nhu cầu về sự thân thuộc bao gồm tình bạn, sự thân thiết, tin cậy, quyền nhận và trao đi tình cảm. 4. Nhu cầu được kính trọng, quý mến (Esteem needs) Là cấp độ thứ tư trong hệ thống phân cấp của Maslow và nó bao gồm giá trị bản thân, sự thành đạt và sự tôn trọng. Maslow đã phân loại nhu cầu về sự tôn trọng thành hai loại: (i) lòng tự trọng đối với bản thân (phẩm giá, thành tích, khả năng làm chủ, độc lập) và (ii) mong muốn về danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác (địa vị, sự uy tín). Maslow chỉ ra rằng nhu cầu được tôn trọng hoặc danh tiếng là quan trọng nhất đối với con người, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. 5. Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualization needs) Là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow và cấp độ này đề cập đến việc thể hiện ra tiềm năng của một người, tự hoàn thiện bản thân, tìm kiếm sự phát triển cá nhân và trải nghiệm đỉnh cao. Maslow mô tả mức độ này là mong muốn hoàn thành mọi thứ và trở thành người giỏi nhất mà họ có thể làm. Các cá nhân có thể nhận thức được hoặc tập trung vào nhu cầu này rất cụ thể. Ví dụ, một cá nhân có thể có mong muốn một cách mạnh mẽ để trở thành một người hay một bậc cha mẹ lý tưởng. Nói cách khác, mong muốn có thể được thể hiện về mặt kinh tế, học thuật hoặc trong thể thao. Đối với những người khác, nó có thể được thể hiện một cách sáng tạo, trong tranh, ảnh hoặc trong những sáng chế của bản thân họ.