Bạn đang dự định xây dựng một mẫu nhà lắp ghép hiện đại tại Đồng Nai? Đừng bỏ qua yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của ngôi nhà đó là móng. Liệu kết cấu móng nhà lắp ghép có gì khác biệt so với nhà truyền thống? Làm thế nào để thi công móng vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng? Cùng Việt Nhật Housing khám phá quy trình xây dựng móng nhà an toàn, bền vững và hiệu quả qua bài viết sau. Tổng quan về móng của mẫu nhà lắp ghép Móng nhà là hạng mục chịu tải của toàn bộ công trình nói chung và nhà tiền chế nói chung. Tùy thuộc vào quy mô, tải trọng và điều kiện địa chất của từng công trình, sẽ có những loại kết cấu móng nhà lắp ghép phù hợp. Nhìn chung, giữa nhà tiền chế và nhà truyền thống thì kết cấu móng nhà không có sự khác biệt nhiều, vẫn phổ biến như móng đơn, móng cọc, móng băng hay móng bè. Việc lựa chọn loại móng nào và thiết kế móng như thế nào cho mẫu nhà lắp ghép đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng về xây dựng. Nếu bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, tốt nhất hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị thi công nhà lắp ghép uy tín. Kết cấu móng nhà lắp ghép – hạng mục quan trọng đảm bảo độ an toàn của công trình Kết cấu móng nhà lắp ghép phù hợp thi công tại Đồng Nai Trước khi tìm hiểu quy trình thi công móng nhà lắp ghép đảm bảo an toàn cùng tìm hiểu đôi nét về kết cấu móng phù hợp tại tỉnh Đồng Nai nhé! Đặc điểm thi công mẫu nhà lắp ghép tại Đồng Nai Đồng Nai sở hữu địa hình đa dạng với đồng bằng, bình nguyên xen kẽ những ngọn núi thấp. Đặc biệt, địa hình đồi lượn sóng chiếm ưu thế, có độ dốc từ 30 - 80 độ. Khí hậu Đồng Nai chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa lớn, và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Điều kiện khí hậu này đòi hỏi các công trình xây dựng, đặc biệt là mẫu nhà lắp ghép khung thép hoặc nhà lắp ghép panel, phải có kết cấu móng vững chắc để đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở, nhất là trên các sườn đồi. Kết cấu móng nhà lắp ghép phù hợp xây dựng tại Đồng Nai Với đặc điểm địa hình như trên, thi công móng mẫu nhà lắp ghép tại Đồng Nai thì chủ đầu tư nên cân nhắc, ưu tiên thi công móng có độ chắc chắn cao, kiên cố như băng, móng bè hoặc móng cọc (móng sâu). Móng băng: là loại móng trải dài theo chiều ngang, đặt dưới chân cột để chịu lực từ tường phía trên. Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu, đặc biệt là các nhà khung thép nhiều tầng. Móng băng giúp phân tán đều tải trọng xuống nền đất, hạn chế áp lực lên từng điểm và tăng cường sự ổn định cho công trình. Tuy nhiên, loại móng này lại có nhược điểm là độ ổn định kém trên nền đất yếu hoặc đất bùn do chiều sâu hạn chế và sức chịu tải của lớp đất bề mặt kém. Móng bè: Do đặc tính chịu lực tốt trên nền đất yếu, móng bè là giải pháp tối ưu cho nhà lắp ghép khung thép ở các khu vực trũng, ngập nước. Ngoài ra, loại móng nhà cũng thích hợp công trình như nhà cấp 4, nhà nhỏ dưới 3 tầng. Thời gian thi công nhanh và chi phí hợp lý là những ưu điểm nổi bật. Móng cọc là kết cấu móng dành cho mẫu nhà lắp ghép có tải trọng lớn thi công trên nền đất yếu. Hệ cọc sẽ được đưa xuống để tăng khả năng chịu tả của công trình. => Xem chi tiết bài viết tại: https://vietnhathousing.com.vn/vi/t...mau-nha-lap-ghep-tai-dong-nai-dam-bao-an-toan