Thiếu hợp đồng tập trung, giá lúa gạo lao dốc

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi kami314, 8/12/18.

  1. kami314

    kami314 Thành viên

    Tham gia ngày:
    15/11/18
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Ban chấp hành Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vừa tổ chức sơ kết về tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018. Kết quả, xuất khẩu gạo tăng gần 23,68% về lượng, nhưng đáng lưu ý là giá trị mang về tăng đến 58,08%. Song, sau một thời gian dài luôn đứng ở mức cao từ 5.900 - 6.000 đồng/kg, nay giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm mạnh chỉ còn 4.900 đồng/kg, nhưng khó bán vì ít người mua.

    Theo báo cáo của VFA, trong tháng 6/2018, đã xuất khẩu được 761.605 tấn gạo, trị giá 371,368 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 487,61 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2017 tăng 39,94% về lượng và tăng 58,08% về trị giá.

    Nguyên nhân giá lúa gạo tụt dốc

    Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo đạt 3,288 ngàn tấn với kim ngạch 1,609 tỷ USD. Giá xuất bình quân 489,49 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 23,68% về số lượng, nhưng tăng đến 37,81% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân tăng 50,17 USD/tấn.

    Trong 6 tháng qua, lượng hợp đồng đăng ký đạt 4.499 triệu tấn, trong đó, hợp đồng tập trung là 0,611 triệu tấn, chiếm 13,58% và hợp đồng thương mại là 3,888 triệu tấn, chiếm 86,42%. So với cùng kỳ năm 2017 tăng 9,12%.

    Sáu tháng đầu năm đã giao 3,288 triệu tấn, còn lại trên 1,2 triệu tấn chưa giao hàng. Trong đó hợp đồng tập trung là 279 ngàn tấn, hợp đồng thương mại là 932 ngàn tấn. Trong 6 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 xuất khẩu gạo Việt Nam với hơn 1 triệu tấn, tiếp đến là thị trường châu Phi, Philippines, Indonesia và Malaysia.

    Như vậy, sau một thời gian dài trì trệ, 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo đã khởi sắc trở lại, giá xuất khẩu ở mức cao, nông dân và doanh nghiệp có lợi nhuận tốt. Dự báo, thị trường xuất khẩu vẫn có nhu cầu tốt, đặc biệt từ thị trường Philippines đã củng cố thêm niềm tin xuất khẩu gạo, nhưng các chuyên gia cảnh báo xuất khẩu gạo trong quý 3/2018 sẽ có khó khăn!

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa hè thu 2018, nhưng nhu cầu thị trường thấp và do biến động về tỷ giá làm ảnh hưởng lớn đến giá gạo của các nước xuất khẩu nên từ tuần qua giá lúa gạo của Việt Nam đang lao dốc.

    Cần hợp đồng tập trung để hướng dẫn giá lúa gạo

    Tại Việt Nam, tỷ lệ biến động giá của VNĐ so với USD tương đương 1,17% làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm khoảng 5 USD/tấn. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc cũng chịu sự biến động rất lớn của đồng Nhân dân tệ so với USD, tương đương khoảng 4,9%. Mức sụt giảm về tỷ giá này làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm khoảng 2-3 USD/tấn.

    "Cần lưu ý trong quý 3/2018, thị trường sẽ gặp khó khăn do Thái Lan được mùa, giá gạo bị giảm nhưng điểm chính là đồng Bath mất giá mạnh, khiến giá gạo Thái Lan và Việt Nam chênh lệch từ 15 - 20 USD/tấn. Dù giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tụt xuống còn 390 USD/tấn, chỉ cao hơn 12 USD/tấn so với giá gạo Thái Lan 378 USD/tấn, nhưng vẫn khó bán, đây là bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam", một chuyên gia cảnh báo.

    Nhận định về thị trường, ông Phạm Quang Diệu, chuyên viên của AgroMonitor cho rằng, việc giao hàng theo hợp đồng G2G cho Indonesia và Philippines sắp kết thúc, nhưng thị trường chưa xuất hiện nhu cầu mới. Do vướng vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ nên tín hiệu từ thị trường Trung Quốc chưa rõ ràng.

    Mặc dù Cơ quan lương thực Philippines có nhu cầu mua thêm 500 ngàn tấn gạo, nhưng phải đến quý 4/2018 và họ cũng sẽ nhập khẩu 500 ngàn tấn gạo cho quý 1/2019. Cho dù vẫn còn hơn 1,2 triệu tấn gạo đã ký hợp đồng chưa giao, tồn kho của doanh nghiệp khoảng 900 ngàn tấn, song giá lúa gạo vẫn sụt giảm.

    Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, nguyên nhân khiến giá lúa gạo của Việt Nam tuột dốc, vì sau khi trúng thầu các hợp đồng tập trung, giá lúa gạo trong nước trở nên sôi động giá gạo luôn đứng ở mức cao. Nhưng khi Việt Nam rớt thầu Philippines, kể từ đó giá gạo trong nước giảm dần và gạo 5% tấm chỉ còn khoảng 8.900đ/kg, giá gạo lứt trên dưới 8.000đ/kg nhưng cũng khó bán.

    "Nếu đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới, các doanh nghiệp thực hiện xong chỉ tiêu phân bổ từ các hợp đồng tập trung, và nếu Việt Nam không ký thêm được hợp đồng tập trung mới để hướng dẫn giá lúa gạo trong nước thì đầu ra vụ lúa hè thu sẽ khó khăn", ông Đôn nhận định.

    Cũng nên nhớ rằng, 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu gạo được 3,288 ngàn tấn với kim ngạch 1,609 tỷ USD, với giá xuất bình quân khá cao, 489,49 USD/tấn. Trong đó, hợp đồng thương mại đạt 2,956 triệu tấn chiếm 89,90%. hợp đồng tập trung đạt 332 ngàn tấn, dù chỉ chiếm 10,10% nhưng các hợp đồng tập trung đã hướng dẫn giá lúa gạo trên thị trường, nhờ vậy người nông dân bán lúa được giá tốt.
     
     
    : gạo ngon

Chia sẻ trang này