Tìm hiểu KYC là gì?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi SoTuongNgoc, 26/7/19.

  1. SoTuongNgoc

    SoTuongNgoc Thành viên

    Tham gia ngày:
    18/6/19
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Trader Pro
    Nơi ở:
    220 trần não, Q2, Tp.Hồ Chí Minh
    Web:
    Nếu bạn là một nhà đầu tư chân chính, thì bạn chẳng ngần ngại gì mà không xác thực KYC trên các sàn giao dịch, làm như vậy để các sàn giao dịch tin tưởng bạn hơn, cũng như đưa bạn vào danh sách những nhà đầu tư đã được xác minh.

    Khi tham gia thị trường tiền điện tử hay đầu tư các dự án ICO để mua bán Token thì không còn quá xa lạ với cụm từ như KYC, danh tính KYC.


    KYC là gì?

    KYC là cụm từ viết tắt của Know Your Customer/Client có nghĩa là “thấu hiểu khách hàng hay còn được gọi là “xác minh danh tính” trong thị trường tiền điện tử. Đây là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư, Passport, địa chỉ, …

    Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi đơn vị khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.

    Ví dụ: sàn giao dịch A chỉ cho phép các công dân Hoa Kỳ đăng ký và giao dịch trên này. Sàn B lại cho phép công dân toàn cầu sử dụng. Lúc này, sàn A, B chỉ cần lọc quốc tịch của mỗi user dựa trên thông tin KYC thu thập được.

    Dựa vào cơ sở dữ liệu mà quá trình KYC thu thập được, các cơ quan chức năng có thể điều tra hoặc theo dõi các hành vi sai trái.

    [​IMG]

    KYC là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các nền tảng giao dịch trực tuyến đặc biệt là giao dịch tiền ảo. Bên cạnh đó, KYC cũng tạo ra một cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng trong các cuộc điều tra của họ trong trường hợp của một số hoạt động tội phạm trong tương lai.

    Đối với ICO, việc cung cấp các thông tin xác minh danh tính sẽ giúp cho các chủ dự án ICO biết bạn là ai, ở đâu, đang làm gì và khả năng tài chính của bạn như thế nào,… Từ đó sẽ đưa cho bạn những lời khuyên, chiến lược đầu tư hợp lý và hiệu quả.

    Vai trò của KYC trong thị trường tiền mã hóa

    Hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều nhà đầu tư đã rót một số vốn khổng lồ hàng tỷ đô la vào thị trường tiền mã hóa, vì vậy không chỉ các nhà đầu tư mà ngay cả chính phủ cũng rất quan tâm tới việc theo dõi chặt chẽ thị trường này. Một điều chắc chắn rằng, các giao dịch với tiền mã hóa đều là ẩn danh và không thể nhìn thấy được, đây chính là điểm yếu để những tin tặc tận dụng khai thác và thực hiện hành vi bất hợp pháp của mình.

    KYC xuất hiện là một giải pháp tối ưu cho vấn đề nhức nhối này. Các quy định của KYC có khả năng chống lại một trong những triết lý cơ bản lớn nhất của Blockchain – công nghệ nền tảng đằng sau tiền mã hóa đó là “ẩn danh”.

    Một khía cạnh lớn nữa của thị trường thương mại Crypto đó là sàn giao dịch. Các nền tảng này tạo điều kiện cho việc giao dịch thực tế tiền điện tử. Trước đây, một tài khoản chưa được xác minh có thể thực hiện giao dịch vượt quá giới hạn. Nhưng hiện tại, người dùng thậm chí phải xác minh tài khoản của họ trước khi họ có thể bắt đầu giao dịch trên các nền tảng này.

    Tại sao phải xác thực danh tính (KYC)?

    Đây cũng là một trong những vấn đề thường hay gặp nhất mà đa phần các nhà đầu tư mới thường hay bỏ qua. Chính vì bạn thờ ơ với nó nên nó sẽ làm phiền bạn.

    Rất nhiều lý do để bạn thực hiện việc xác thực này, tuy nhiên lý do quan trọng nhất chính là bạn tuân theo luật chơi và luật pháp.

    Với các nước chấp nhận giao dịch tiền kỹ thuật số như Hàn quốc, Nhật bản… thì họ chấp nhận cho người chơi tham gia trao đổi mua bán, tuy nhiên nhằm tránh các vấn đề như rửa tiền, mua bán các vật phẩm trái phép… nên họ đặt ra yêu cầu cho các sàn giao dịch phảiyêu cầu thành viên xác thực KYC nhằm đảm bảo việc quản lý.

    Thế nên đa phần các sàn giao dịch cũng như các dịch vụ cung cấp liên quan đến đầu tư tiền điện tử điều muốn người dùng của mình phải xác thực là như vậy.


    Ví dụ: Dự án ICO chỉ muốn tập trung phát hành token nhắm vào một số thị trường trọng tâm. Họ có thể dựa vào thông tin trong quá trình KYC để chọn đúng các thị trường của họ.

    Vậy chỉ cần KYC và AML thì chúng ta có thể hoàn toàn biết và kiểm soát được những ai được phép mua bán, giao dịch trong thị trường Cryptocurrency này?

    Trên thực tế, tên khủng bố hay người mua ICO có thể “lách luật” bằng một số hình thức như nhờ người khác thực hiện KYC. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng KYC và đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc đảm bảo rằng nguồn tiền lưu thông trong Cryptocurrency là hợp pháp.

    [​IMG]

    Quy tắc trong KYC
    Quy tắc KYC là một yêu cầu đạo đức đối với những người trong ngành chứng khoán, forex, cryptocurrency đang giao dịch với khách hàng trong quá trình mở và duy trì tài khoản. Có hai quy tắc được thực hiện cùng nhau là: Quy tắc của Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA) Quy tắc 2090 (Biết khách hàng của bạn) và Quy tắc FINRA 2111 (Suitability). Các quy tắc này được áp dụng để bảo vệ cả đại lý môi giới và khách hàng và để các nhà môi giới và công ty đối xử công bằng với khách hàng.

    Quy tắc 2090 ( Rule 2090 ) là gì ?
    Quy tắc 2090 về cơ bản tuyên bố rằng mọi đại lý môi giới nên sử dụng nỗ lực hợp lý khi mở và duy trì tài khoản khách hàng. Đó là một yêu cầu để biết và lưu giữ hồ sơ về các sự kiện thiết yếu của mỗi khách hàng, cũng như xác định từng người có thẩm quyền hành động thay mặt khách hàng.

    Quy tắc KYC rất quan trọng khi bắt đầu mối quan hệ khách hàng – môi giới để thiết lập các sự kiện thiết yếu của mỗi khách hàng trước khi có bất kỳ khuyến nghị nào được đưa ra. Các sự thật cần thiết là những yêu cầu cần thiết để phục vụ hiệu quả tài khoản khách hàng và nhận thức được mọi hướng dẫn xử lý đặc biệt cho tài khoản. Ngoài ra, đại lý môi giới cần phải làm quen với từng người có thẩm quyền hành động thay mặt khách hàng và đại lý môi giới cần tuân thủ tất cả các luật, quy định và quy tắc của ngành chứng khoán.

    Quy tắc phù hợp FINRA 2111 ( Rule 2111 ) là gì?
    Như được tìm thấy trong Quy tắc FINRA, Quy tắc 2111 đi đôi với quy tắc KYC và đề cập đến chủ đề đưa ra khuyến nghị. Quy tắc phù hợp 2111 lưu ý rằng một đại lý môi giới phải có căn cứ hợp lý khi đưa ra khuyến nghị rằng nó phù hợp với khách hàng dựa trên tình hình và nhu cầu tài chính của khách hàng. Trách nhiệm này có nghĩa là nhà môi giới-đại lý đã thực hiện đánh giá đầy đủ các sự kiện và hồ sơ hiện tại của khách hàng, bao gồm cả khách hàng, các chứng khoán khác trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua, bán hoặc trao đổi chứng khoán nào.

    Những giấy tờ cần thiết để xác minh KYC
    Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê các loại giấy tờ cần thiết để thực hiện xác minh danh tính KYC theo đúng yêu cầu để được xét duyệt nhanh nhất nhé:

    • Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu
    • Cung cấp Họ, Tên theo đúng yêu cầu như trong CMND/Passport
    • Các giấy tờ chứng thực có giá trị trong vòng 3 tháng gần nhất như hóa đơn điện nước, internet, v..v…
    • Khai báo thu nhập hiện tại của bạn (tùy dự án có yêu cầu không)
    Các tài liệu đều là scan, hãy chụp ảnh các giấy tờ này và chuẩn bị tải ảnh khi dự án ICO yêu cầu. Và bao gồm cả ảnh mặt trước, mặt sau của CMND và ảnh tự sướng cầm CMND ghi đầy đủ ngày tháng năm yêu cầu xác minh. Mỗi dự án sẽ có thêm những yêu cầu riêng, về cơ bản những thủ tục trên là thiết yếu bạn phải cung cấp.

    [​IMG]

    Thiết lập hồ sơ khách hàng
    Cố vấn đầu tư và các công ty chịu trách nhiệm tìm hiểu tình hình tài chính của mỗi khách hàng bằng cách khám phá và thu thập tên tuổi của khách hàng, các khoản đầu tư khác, tình trạng thuế, nhu cầu tài chính, kinh nghiệm đầu tư, thời gian đầu tư, nhu cầu thanh khoản và khả năng chịu rủi ro. SEC Hoa Kỳ luôn yêu cầu một khách hàng mới cung cấp thông tin tài chính chi tiết bao gồm tên, ngày sinh, địa chỉ, tình trạng việc làm, thu nhập hàng năm, giá trị ròng, mục tiêu đầu tư và số nhận dạng trước khi mở tài khoản.
     
     

Chia sẻ trang này