Tình trạng bất cân đối cung - cầu về nhà ở hiện nay Theo các chuyên gia bất động sản, một trong những nguyên nhân khiến giá nhà, đất luôn trong tình trạng bong bóng là nạn đầu cơ. Loạn găm hàng, đẩy giá Theo bà Vũ Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản Bộ Xây dựng, Làng Pháp Bảo Lộc Resort & Spatình trạng sử dụng lãng phí đất đai (găm đất, nhà) đang diễn ra khá phổ biến. Điển hình như các khu đô thị Việt Hưng, Quang Minh (Hà Nội), Từ Sơn (Bắc Ninh) hay các khu đô thị nằm trên tuyến đường đi Hà Tây với hàng trăm ngôi biệt thự, nhà cao tầng đã bán hết nhưng không có người ở. Đây chính là "sản phẩm" của nạn đầu cơ. Trong khi đó, người có nhu cầu thực sự thì lại không có nhà để ở. Theo ông Phạm Sĩ Liêm, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, muốn kéo giá đất, giá nhà về giá trị thực thì phải tăng nguồn cung và ngăn chặn dứt điểm nạn đầu cơ. Nhà nước phải có chính sách về phát triển nhà ở hoàn chỉnh, đồng bộ và công bố công khai, rộng rãi. Yếu tố quyết định thành công trong nhóm chính sách phát triển nhà ở là vấn đề vốn và lãi suất. Trong bối cảnh nguồn cung còn “nhỏ giọt” hiện nay, các chuyên gia bất động sản cho rằng việc tiên quyết là phải ngăn chặn được tệ đầu cơ. Nếu còn có người đầu cơ thì cung ra bao nhiêu họ sẽ gom bấy nhiêu để găm hàng đẩy giá kiếm lời. Với tình trạng cung ảo - cầu thật như hiện nay, giới đầu cơ sẽ còn yên tâm “ôm ba năm để đợi một giờ”. Để góp phần ngăn chặn nạn đầu cơ, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản Bộ (Bộ Xây dựng) cho biết, Cục đang hoàn thiện quy định các giao dịch bất động sản như bán, cho thuê, thuê mua bất động sản đều phải qua sàn và triển khai ngay từ đầu năm 2009. Mục đích là để tạo tính minh bạch đối với thị trường này. Tăng cung từ nhiều nguồn Theo ông Phạm Sĩ Liêm, để tăng cung, việc có thể làm ngay là các nhà quản lý cần rà soát lại các dự án, quỹ nhà chưa hoàn thiện, chưa bán được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và bán ra thị trường. Thứ hai là tăng nguồn cung loại nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp. Thỏa mãn nhu cầu khối này tất sẽ giảm được áp lực về nhà ở nói chung trong xã hội, kéo giá nhà, bất động sản trên thị trường xuống. Thứ ba, về lâu dài, phải rà soát lại quy hoạch từ trước đến nay để phát triển đô thị và quỹ nhà phù hợp. Việc phát triển quỹ nhà có thể vận dụng mô hình đô thị 1 – 3 - 6 của Indonesia (10% nhà sang trọng – 30% nhà loại khá - 60% nhà giá rẻ). Giải pháp này cân bằng được mức đầu tư và huy động của chủ đầu tư và người có nhu cầu. Cạnh đó, về ý nghĩa xã hội đảm bảo tính cộng đồng.