Ngành chăn nuôi phát triển, do đó việc xuất khẩu thức ăn chăn nuôi cũng khá phát triển hiện nay. Việc xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đến các nước đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi qua bài viết dưới đây! Quy định về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi Đối với thức ăn chăn nuôi vừa nhằm mục đích xuất khẩu và sử dụng trong nước. Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của nhà nhập khẩu. Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu: đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu trừ các hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản tại Việt Nam. >>Xem thêm: Thủ tục kiểm dịch động vật xuất khẩu Trình tự và thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi Tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm: · Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). · Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi · Quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu ban hành. Trên đây là toàn bộ quy trình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mà Sao Mai Corp muốn gửi đến quý khách. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị làm thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.