Việc chuẩn bị sẵn sàng trươcs khi đi làm

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi congtanthanh, 13/3/19.

  1. congtanthanh

    congtanthanh Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/12/18
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Đối với các bạn trẻ mới ra trường hiện nay việc tìm kiếm công việc tốt và phù hợp với bản thân là 1 điều khá khó khăn. Hầu như các bạn luôn thiếu tự tin trong giao tiếp ứng xử trong những lần phỏng vấn đã làm cho các bạn bỏ lỡ nhiều công việc phù hợp với mình nhất. Với bài viết này mình mong có thể chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm để đi phỏng vấn và kinh nghiệm để chuyển sang việc khác mà không phải lo nghĩ các vấn đề lo lắng khác.

    Phỏng Vấn?

    [​IMG]

    Đây 1 từ khá ám ảnh đối với những bạn mới ra trường hay bắt đầu tìm kiếm công việc. Quả thật khi phỏng vấn mà không biết chuẩn bị gì không biết phải nói chuyện ra sao thì quả thật rất khó khăn và thậm chí mang đến tư tưởng lo lắng đối với người mới.

    Khi bạn đối mặt với việc chuẩn bị phỏng vấn xin việc bạn luôn lo lắng việc không thể thành công trong phỏng vấn? Đối với nhiều người việc phỏng vấn đối với không rất dễ dàng, một số khác thì rất khó khăn. Tuy nhiên việc đầu tiên của sự chuẩn bị này đó là việc chuẩn bị trước mọi vấn đề như: Trang phục, các vấn đề về bản thân, đặc biệt là tự tin với chính bản thân.

    Vì sao tôi lại nói tự tin với bạn thân, đó chính là yếu tố cốt lõi để để thành công nếu bạn không tự tin vào chính mình thì bạn sẽ thất bại ngay lập tức. Bởi đối với nhà phỏng vấn họ cần nhìn nhận vào sự tự tin của người đi phỏng vấn vì nếu nhìn ra bạn là người nhút nhát và thiếu kiên quyết thì họ sẽ từ chối ngay lập tức. nhớ rằng tự tin là tốt nhưng quá tự tin lại rất ảnh hưởng vì nó là tự kiêu, đó là thứ mà các nhà phỏng vấn rất ghét.

    khi bạn đã đủ tự tin thì bạn phải luôn nhớ 1 điều rằng phải có chuẩn bị trước các câu hỏi mà có thể nhà phỏng vấn sẽ hỏi. thông tin đó có sẵn trên các trang mạng khác nhau để bạn có nhiều thông tin hơn. Nhưng bạn phải nhớ rằng đó chỉ mang hình thức tham khảo thêm chứ không phải dùng như trả bài. Hãy nhớ rằng 1 cuộc phỏng vấn chính là 1 cuộc trao đổi như khi bạn bước vào bảo vệ luận án của đại học nên bạn phải nắm chắc về những thứ bạn có để làm tốt nhất.

    Bạn hãy luôn thành thực bởi bạn là người mới nên hay thành thực trong khả năng của chính mình không nên đề cao mình quá. Vì nếu bạn làm thế sẽ gây ra sự phản cảm đối với nhà phỏng vấn và đem lại bất lợi cho cuộc phỏng vấn của mình.

    Hãy luôn nhớ rằng thất bại không phải là điều khó khăn nhất, bởi nó chính là kinh nghiệm để bạn có những thành công cho những lần sau. Mỗi lần phỏng vấn bạn hãy luôn tập trung vào vấn đề cần hỏi không nên vòng vèo và kể lễ. Mỗi lần phỏng vấn bạn sẽ có những câu hỏi phỏng vấn làm các bạn nhớ mãi nhưng hãy coi đó như là kinh nghiệm đem lại thành công cho bạn.

    Nghỉ việc?

    [​IMG]

    Có lẽ các bạn đang nghĩ tại sao chưa thành công trong công việc mới đã muốn nghỉ việc rồi? Với chủ đề này tôi không chỉ giúp những bạn mới mà còn dành cho những bạn đang đi làm và muốn nghỉ việc hay chuyển công ty khác.

    Đối với các bạn để gắn bó với 1 công ty lâu dài cần phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau từ phía công ty như: có đãi ngộ tốt không? lương cao không? thưởng như thế nào?

    Việc xin nghỉ thực tế có rất nhiều tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng việc ứng xử khi nghỉ việc là rất quan trọng, trước khi muốn nghỉ việc bạn nên có plan, đừng hứng lên thì nghỉ. Bắt đầu thấy không muốn làm việc nữa thì hãy nói chuyện trực tiếp với sếp, trao đổi nói chuyện trước để tìm ra cách giải quyết nếu không được hãy xin nghỉ. Không nên lý do, vòng vèo không trung thực. Em có plan khác thì e có plan khác, em mong muốn thử sức mới trường khác cứ nói thật, đừng lấy lý do không trung thực

    Nghỉ thì cố gắng cho sếp, cho đồng nghiệp thời gian chuẩn bị. Bàn giao công việc đầy đủ, chuyện nghiệp. Người mới tiếp nhận công việc thì cố gắng support, cố gắng hỗ trợ từ xa nếu người mới cty cũ vẫn cần hỗ trợ (support trong mấy tuần - 1 tháng đầu tiên)

    Chia tay thì có lời có lẽ, tạm biệt, tiệc chia tay nhẹ nhàng; cảm ơn chúc tụng nhau. Nói chung bạn đến được chào đón, bạn đi cũng nên tạm biệt mọi người. Ra đi trong không khí vui vẻ, Không nên lẳng lặng Không lời từ biệt thì người đi người ở đều không thoải mái .

    Keep connect với bạn bè, đồng nghiệp hỏi han. Thi thoảng cafe ăn trưa, ăn tối hỏi han. Vừa giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết, vừa có cơ hội cho mình được đồng nghiệp giới thiệu những cơ hội hay ho.

    Đó là yếu tố tạo mối quan hệ và thành công trong công việc hãy luôn nhớ rằng nếu bạn làm tốt những điều này bạn sẽ không bao giờ bị thiệt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì bạn sẽ luôn có sự giúp đỡ và quan tâm của mọi người.

    Khi nghỉ việc bạn có sự chuẩn bị trước. Vậy chuẩn bị cái gì? Tại sao?

    Khi bạn nghỉ việc trước hết bạn hãy tìm công việc mới trước và chắc chắn rằng khi mình nghỉ công việc hiện tại sẽ có thể bắt đầu công việc mới ngay.

    Có nhiều bạn cho rằng cứ nghỉ đã rồi tính sau, điều này thực tế là không tốt vì nếu như bạn không có chuẩn bị thì rất nhiều việc nảy sinh và có thể tóm gọn với 2 chữ là chi phí. Khi bạn không có chi phí mọi thứ sẽ làm ảnh hưởng tới mọi việc của bạn. Từ đó dẫn tới những quyết định sai lầm của bạn. Hãy luôn nhớ rằng hãy tìm công việc mới rồi mới xin nghỉ việc đó không phải đắn đo suy nghĩ khi bắt đầu lại một môi trường mới mà không ảnh hưởng tới bản thân.

    Nhà phỏng vấn?

    [​IMG]

    Qua vấn đề này tôi cũng sẽ cho các bạn biết thêm về những vấn đề đến từ nhà phỏng vấn. Để các bạn có những chuẩn bị tốt hơn trước khi phỏng vấn

    Quá trình phỏng vấn tuyển dụng luôn đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị, dù là khi bạn chỉ làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty lớn. Đặc biệt khi giữ vai trò là nhà tuyển dụng, bạn thực sự phải có sự chuẩn bị kỹ càng để có thể giúp tìm kiếm cho công ty những ứng viên sáng giá và phù hợp nhất cho vị trí đang cần người. Với sự chuẩn bị ban đầu, bạn sẽ có được những câu hỏi đúng và có giá trị, những hành động chuyên nghiệp để thể hiện cho các ứng viên thấy tầm quan trọng của toàn bộ quá trình này. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều thứ phải làm trước, trong và sau quá trình phỏng vấn để đảm bảo sự thành công của bạn.

    Cho ứng viên có thời gian chuẩn bị – Khi bạn đã xem các CV và có sự lựa chọn của mình, bạn cần cho các ứng viên mà bạn đã lựa chọn một vài ngày sau khi thông báo họ đã lọt vào vòng phỏng vấn. Điều này giúp họ có sự chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn sắp tới.
     

Chia sẻ trang này