Chúng ta đang sống trong thời đại nền kinh tế thị trường mở. Vì thế 1 sản phẩm nào đó không phải là độc quyền của 1 tổ chức sản xuất mà có rất nhiều đơn vị khác nhau tiến hành sản xuất. Để khẳng định sản phẩm do mình sản xuất ra là sản phẩm chất lượng. Họ cần phải chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình. Vihabrand cung cấp dịch vụ công bố chứng nhận hợp quy nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dễ dàng công bố hợp quy tiết kiệm thời gian công sức và không vi phạm các điều luật của pháp luật quy định. Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân phải tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận hợp quy 1. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chỉ đạo hoạt động công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý; b) Chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công; thông báo danh sách cơ quan đầu mối cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp, quản lý; c) Giao trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho các cơ quan chuyên ngành; d) Định kỳ hằng năm, tổng hợp tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý; đột xuất, khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình công bố hợp quy về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: a) Giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy; b) Phối hợp với các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư này; c) Thực hiện việc theo dõi tình hình công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở báo cáo của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; theo dõi việc chỉ định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hoạt động đánh giá sự phù hợp. 3. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Thực hiện việc theo dõi và quản lý hoạt động đăng ký công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong công tác quản lý hoạt động công bố hợp quy; định kỳ hằng năm, tổng hợp báo cáo gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan về tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, đồng thời gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để phối hợp quản lý; b) Tổng hợp tình hình hoạt động công bố hợp quy của các cơ quan chuyên ngành và định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan. 4. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định: a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý; b) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình về tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau: - Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; - Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy; - Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; - Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định). c) Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp quy để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này). 5. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp chuẩn; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại địa phương và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp chuẩn; b) Tiếp nhận đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến các lĩnh vực được phân công quản lý; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương tình hình công bố hợp quy với các nội dung sau: - Tên tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; - Sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy; - Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; - Loại hình đánh giá: Bên thứ nhất (tên tổ chức, cá nhân) hay bên thứ ba (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định). c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong việc cung cấp các thông tin về công bố hợp chuẩn để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; d) Định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy (theo Mẫu 4. BCTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này) theo quy định tại điểm a, b khoản này. Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận hợp quy nhanh nhất tại TP.Hồ Chí Minh hãy liên hệ cho chúng tôi ngay: ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng: “bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHABRAND ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh Email : vihaco.gov@gmail.com; Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519 Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ