Toàn quốc Hơn 5.000 người chết vì bệnh lao mỗi ngày

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi bakatasa, 20/3/18.

  1. bakatasa

    bakatasa Thành viên

    Tham gia ngày:
    20/3/18
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, bệnh lao đã lấy đi sinh mạng hơn 5.000 trẻ em, phụ nữ và nam giới mỗi ngày và không loại trừ bất kỳ một quốc gia nào.
    Đây là một trong những kẻ giết người hàng đầu trong số những người trong độ tuổi lao động, tạo ra và gia tăng một chu kỳ bệnh tật và nghèo đói, có nguy cơ gây ra những thảm họa về xã hội và kinh tế cho gia đình, cộng đồng và các quốc gia.

    Chình vì bệnh lao là mối nguy hiểm của nhân loại nên ngày 24/3 hàng năm được Tổ chức Y tế thế giới chọn là Ngày thế giới phòng chống lao, nhằm nâng cao nhận thức về dịch lao trên toàn cầu cũng như kêu gọi các quốc gia nỗ lực loại trừ bệnh lao, giúp người bệnh mắc lao được tiếp cận, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc y tế.
    Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2017 là năm ghi dấu nhiều thành công của Chương trình chống Lao quốc gia trên chính trường trong nước và quốc tế.

    Việt Nam đang là nước đi đầu thế giới trong công tác phòng chống Lao vì những chiến lược mới và phù hợp. Thế giới có 54% số ca mắc Lao đa kháng thuốc được chữa khỏi nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam đã đạt hơn 70%. Nếu điều trị theo phác đồ chín tháng, tỷ lệ thành công có thể lên tới 85%. 98% gia đình có người mắc Lao sẽ không phải đối diện với chi phí "thảm họa" như trước.

    Hiện số người mắc bệnh Lao đang giảm hàng năm khoảng 5 - 6%, số tử vong vì bệnh giảm nhanh hơn. Trong hai năm 2015 - 2016, cả nước đã giảm 3.000 người chết vì lao. Nguyên nhân là bệnh nhân được phát hiện sớm, chủ động và nhiều hơn.

    Bên cạnh đó, Việt Nam có kết quả điều trị bệnh Lao rất tốt, phát hiện sớm tất cả các thể Lao, cung cấp dịch vụ điều trị Lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị Lao tiềm ẩn. Hàng năm cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc Lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới.

    Ngoài những thành tựu đã đạt được, vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức. Điển hình là dịch tễ Lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân Lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh Lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, với 20% bệnh nhân mắc Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.

    PGS Nhung cho rằng, nguyên nhân khiến công tác phòng chống lao vẫn gặp khó khăn là do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh.

    Trong khi đó, đa số bệnh nhân Lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.

    Chính vì vậy, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cần phải đẩy mạnh hoạt động tại y tế cơ sở hơn nữa. “Công tác phòng chống Lao đã làm tốt hơn chục năm qua với số lượng 19 nghìn cán bộ được đào tạo điều trị bệnh lao. Hiện, phác đồ chữa Lao là sáu tháng và lao đa kháng thuốc tới 20 tháng. Muốn dự phòng, điều trị lao tốt, phải có y tế cơ sở mạnh để phát hiện lao sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng” - PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết thêm.
     

Chia sẻ trang này