Bị đau răng sau khi bọc sứ là phản ứng thông thường do nướu răng chưa thích nghi hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do sai sót trong quá trình thực hiện và chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chính vì thế, bạn nên xác định đúng nguyên nhân để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp. Nguyên nhân gây đau răng sau khi bọc răng sứ Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được áp dụng trong nhiều trường hợp. Phương pháp này có hiệu quả cải thiện màu sắc, phục hồi hình dáng và chức năng của răng. Ngoài ra, bọc mão sứ còn giúp bảo vệ răng thật và kéo dài tuổi thọ cho răng bị chết tủy. Bọc sứ được thực hiện bằng cách chế tác mão sứ có hình dáng và kích thước tương tự răng thật. Sau đó, mài cùi răng thật và đặt mão sứ lên trên. Hiện nay, bọc răng sứ không chỉ được thực hiện để điều trị các vấn đề nha khoa mà còn là giải pháp thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng răng nhiễm màu nặng, răng thưa, răng không đồng đều,… Đau nhức sau khi bọc răng sứ là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: 1. Nướu (lợi) chưa kịp thích nghi Khi bọc răng sứ, bác sĩ phải mài cùi răng thật để đảm bảo mão sứ có thể cố định trên cung hàm. Tác động từ việc mài cùi răng có thể khiến nướu răng bị kích thích, sưng viêm và đau nhức. Do đó sau khi bọc răng sứ, răng có thể bị đau nhức nhẹ và ê buốt trong khoang vài ngày. 2. Nền răng yếu Thống kê cho thấy, tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ ảnh hưởng nhiều đến người có nền răng yếu. Nền răng yếu khiến răng bị ê buốt và đau nhức nhiều khi mài răng. Ngoài ra khi chụp mão sứ lên, cùi răng thật có thể bị kích thích dẫn đến đau âm ỉ trong khoảng vài ngày. Xem thêm: răng sứ katana là gì 3. Điều trị tủy không dứt điểm (sót tủy) Trong một số trường hợp như viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng tiến triển, bác sĩ sẽ điều trị tủy trước khi bọc răng sứ. Lấy tủy răng giúp loại bỏ mô tủy bị viêm nhiễm, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và lây lan sang các cơ quan khác. Tuy nhiên, tủy răng có cấu tạo rất phức tạp, hình dáng và số lượng ống tủy không cố định mà có sự khác biệt tùy theo vị trí, hình dáng răng và cơ địa của từng người. Do đó, nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có đủ chuyên môn, tủy răng có thể bị sót lại bên trong. Sau một thời gian, phần tủy viêm nhiễm sẽ gây áp xe răng, viêm tấy sàn miệng,… gây đau nhức dữ dội. 4. Không điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa Nguyên tắc quan trọng khi bọc răng sứ là phải điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh chân răng, áp xe răng,… Nếu không khắc phục triệt để vấn đề răng miệng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển sau khi bọc sứ. 5. Chăm sóc không hợp lý Sau khi bọc răng sứ, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu không chăm sóc và vệ sinh đúng cách, răng có thể bị đau nhức dai dẳng và kéo dài. 6. Sai sót trong quá trình bọc sứ Đau răng sau khi bọc răng sứ cũng có thể xảy ra do sai sót trong quá trình thực hiện. Bọc sứ là phương pháp phục hình phức tạp, đòi hỏi cao về tay nghề, chuyên môn và sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Nếu không đáp ứng được một trong những yêu cầu trên, răng có thể gặp phải nhiều vấn đề sau khi lắp mão sứ. 7. Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như: Nghiến răng khi ngủ: Nghiến răng là hành động diễn ra vô thức trong khi ngủ. Áp lực từ hành động này sẽ gây tổn thương nướu và răng theo thời gian. Với những người có thói quen nghiến răng khi ngủ, tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ có thể tiến triển trong thời gian dài với mức độ nặng dần lên. Chấn thương: Mô nướu và răng sau khi bọc sứ cần khoảng vài tuần để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian chưa hồi phục, các tác động nhỏ như va chạm nhẹ, chải răng mạnh, dùng răng cắn các vật cứng,… có thể gây chấn thương răng. Chấn thương khiến răng bị đau nhức nhiều, nướu nhạy cảm và dễ chảy máu – nhất là trong quá trình ăn uống. Dị ứng với mão sứ: Dù không phổ biến những đã có một số trường hợp bị dị ứng với chất liệu chế tác mão sứ (bạch kim, palladium, hợp kim titan, sứ,…). Trong đó, chất liệu sứ được xem là an toàn và ít dị ứng nhất. Mão răng sứ được chế tác từ kim loại đều có khả năng dị ứng và kích ứng. Dị ứng mão sứ khiến răng bị đau nhức dai dẳng, mô nướu xung quanh thường có hiện tượng phù nề, viêm, đau và ngứa. Đau răng là phản ứng thông thường sau khi bọc răng sứ. Nếu không có các vấn đề bất thường, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Ngược lại, trong trường hợp có sai sót khi bọc sứ, chấn thương, chăm sóc không đúng cách,… đau nhức răng có thể nặng dần theo thời gian. Cách khắc phục bị đau răng sau khi bọc răng sứ Đau nhức răng sau khi bọc sứ là tình trạng khá phổ biến. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bạn có thể áp dụng các phương pháp khắc phục sau: 1. Tìm đến cơ sở y tế uy tín Đa phần các trường hợp đau nhức răng sau khi bọc sứ đều xảy ra do sai sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, bạn nên tránh quay trở lại phòng khám/ bệnh viện đã thực hiện bọc răng sứ. Để đảm bảo an toàn, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi gặp phải tình trạng răng đau nhức dữ dội, kéo dài. 2. Chăm sóc đúng cách sau khi bọc sứ Sau khi bọc răng sứ, cần chăm sóc đúng cách để răng và mô nướu được hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, chăm sóc hợp lý còn giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ và phòng ngừa các vấn đề răng miệng. Phòng ngừa đau răng sau khi bọc sứ Đau nhức răng sau khi bọc sứ là phản ứng sinh lý nên thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể xảy ra do sai sót trong quá trình làm răng sứ và ảnh hưởng từ việc chăm sóc không đúng cách. Để hạn chế đau nhức răng sau khi bọc răng sứ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín nếu có ý định bọc răng sứ. Bởi hầu hết các rủi ro, biến chứng phát sinh đều xảy ra do thực hiện ở những cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Thông báo với bác sĩ các bệnh lý răng miệng và những vấn đề sức khỏe khác (nếu có) để được điều trị trước khi bọc răng sứ. Nếu có cơ địa nhạy cảm, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn vật liệu chế tác răng sứ phù hợp. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sau khi bọc răng sứ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tái khám theo lịch hẹn để được kiểm tra tình trạng răng sứ, đồng thời giúp bác sĩ đánh giá được mức độ phục hồi của răng và mô nướu. Chú ý những biểu hiện bất thường sau khi bọc răng sứ để kịp thời phát hiện biến chứng. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng khác lạ, nên đến ngay bệnh viện/ phòng khám để được kiểm tra và can thiệp phương pháp khắc phục kịp thời. Bị đau nhức răng sau khi bọc sứ có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và cơn đau tăng dần về mức độ, nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được kiểm tra và xử lý kịp thời.