Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường tiểu, mồ hôi, hơi thở; 90% còn lại đến thẳng gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể. Tại Việt Nam, có 10% nam giới 50-69 tuổi tử vong do ung thư gan vì bia rượu, cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng một đơn vị bia rượu mỗi ngày (tương đương 270ml bia hoặc 125ml rượu vang, 25ml rượu mạnh). Dùng quá mức này được coi là lạm dụng và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, đặc biệt cho lá gan. Mức độ sử dụng rượu bia của người Việt Nam hiện đáng báo động, trung bình mỗi người tiêu thụ 6,4 đơn vị mỗi ngày; 26,1 đơn vị mỗi tuần. Mỗi năm người Việt tiêu thụ đến 3,4 tỷ lít bia và 70 triệu lít rượu, cao gấp 6 lần chuẩn cho phép của WHO. Khoảng 33,5% dân số Việt Nam có sử dụng bia rượu, trong đó số người lạm dụng chiếm gần 20%. Báo cáo toàn cầu về rượu bia và sức khỏe của WHO cho thấy, bia rượu là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, khiến 3,3 triệu người chết mỗi năm.Trong đó 50% ca tử vong do xơ gan, 30% do ung thư thực quản, ung thư gan, động kinh; 20% do chấn thương, tai nạn giao thông. Con đường bia rượu tàn phá lá gan Tiến sĩ Lê Thành Lý giải thích, khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở. 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Tại đây, chất cồn từ bia rượu sẽ được tế bào gan xử lý, tiến hành quá trình khử độc. Tuy nhiên, nếu lượng cồn vượt quá mức một đơn vị sẽ khiến tế bào gan hoạt động quá tải, chất độc không được xử lý mà xâm nhập vào gan và cơ thể. Chất cồn và các độc tố khác từ bia rượu sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, làm sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương và chết nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, mức độ tàn phá gan của các chất gây viêm do tế bào Kupffer tiết ra nặng nề hơn nhiều so với độc chất của rượu bia 'Nhiệm vụ của tế bào gan là giải độc cho cơ thể, nhưng khi chúng hư tổn và chết nhiều, sẽ khiến gan suy giảm khả năng giải độc. Các độc tố ứ động ngày một nhiều làm gan nhiễm độc nặng nề. Tình trạng nhiễm độc sẽ tăng dần và ảnh hưởng trên diện rộng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm tại gan cũng như toàn cơ thể', Tiến sĩ, bác sĩ Lý cho biết. 3 hậu quả lá gan phải gánh chịu Gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 bệnh lý điển hình do bia rượu gây nên. Đây cũng được coi là 3 giai đoạn kế tiếp nhau trong chuỗi bệnh lý nguy hiểm ở gan. Tuy nhiên, các giai đoạn này không chỉ nối đuôi nhau mà còn có thể mắc chồng chéo. Bệnh nhân viêm gan do rượu có thể gan nhiễm mỡ, hoặc vừa xơ gan vừa thấy biểu hiện viêm gan. 'Thống kê cho thấy, 90% người thường xuyên dùng rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Cồn và các độc chất kích hoạt tế bào Kupffer ở gan làm gián đoạn quá trình ôxy hóa acid béo và tăng tích lũy chất béo tại gan, gây mỡ hóa tế bào gan. Cùng lúc đó, rượu bia thúc đẩy các độc tố, vi khuẩn chuyển dịch từ ruột vào gan, khiến cơ quan này dễ nhiễm độc nặng nề. Viêm gan: Viêm gan và bia rượu là cặp bài trùng khó tránh. Tiến sĩ Lý phân tích, bia rượu hoạt hóa tế bào Kupffer làm tăng sản suất các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… Các chất này tích tụ dần trong gan, 'chiêu dụ' bạch cầu đến gan và gây ra phản ứng viêm thái quá, tấn công cả các tế bào gan khỏe mạnh. Số lượng tế bào gan bị hủy hoại nhiều sẽ khiến quá trình giải độc gan suy giảm và gan nhiễm độc là điều tất yếu. Xơ gan, ung thư gan: Chất gây viêm TGF-β là yếu tố kích hoạt tế bào hình sao của gan sản sinh các mô sợi. Các sợi xơ hình thành ngày càng nhiều sẽ gây tắc nghẽn đường máu dẫn vào gan, làm tổn thương và chết tế bào gan. Đặc biệt, TGF-β làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, hình thành các mô sẹo, nốt gan bất thường, khiến gan chai cứng dần và không còn khả năng phục hồi. Trạng thái này chính là bệnh lý xơ gan, giai đoạn cuối của viêm gan, gan nhiễm mỡ. Từ xơ gan đến ung thư gan chỉ cách nhau gang tấc. anti-u100.com Sử dụng sản phẩm hộ trợ giảm thiểu khả năng gây ung thư gan