Sâm củ khô hay nhân sâm tươi đều có chung nguồn gốc từ nhân sâm, chúng đều là dược liệu hàng đầu có từ hàng nghìn năm trước với nhiều công dụng tăng cường và nâng đỡ thể lực và chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Nhân sâm là gì? Là một loại dược thảo lâu đời có nguồn gốc từ châu á, nổi tiếng là nhân sâm triều tiên( Cao ly), ngày nay khi sự phân chia địa lý thành 2 miễn Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên( Đại Hàn Dân Quốc) Thì người ta gọi bằng tên nhân sâm Hàn Quốc hay nhân sâm Hàn Quốc. Sâm củ khô là gì hac sam cu kho? Sâm củ khô là một tên gọi khác của hồng sâm. Vậy chúng ta sẽ đi trả lời cho câu hỏi hồng sâm là gi? Hiểu một cách đơn giản, hồng sâm khô chính là nhân sâm đã được làm khô sau khi nhân sâm tươi (củ to )được rửa sạch, cắt tỉa rồi mang đi hấp ở nhiệt độ thấp trong nhiều ngày cho đến khi những củ sâm còn lại 14% là nước, sau đo dùng ánh sáng mặt trời và gió sấy khô và những củ sâm sẽ trở nên đỏ hay có màu vàng sẫm. Tại sao nên chọn hồng sâm củ khô ? Hồng sâm được coi tốt hơn nhân sâm tươi là vì sau khi được hấp cách thủy (72 tiếng) từ hồng sâm người ta đo được thành phần Ginsenoside có nhiều gấp 3 lần so với nhân sâm, đặc biệt là nhờ có Rg1, Rb1 & Rg3 là 3 hoạt chất Ginsenoside có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển trí nhớ, chống lão hóa, điều hòa huyết áp. Ngoài ra còn có khả năng làm ức chế và giảm di căn trong chữa trị bệnh ung thư. - Thứ nhất: Nhờ quá trình hấp sấy tới 72h mà Sâm khô tốt hơn nhân sâm tươi điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh thành phần Ginsenoside có nhiều gấp 3 lần so với sâm tươi, đặc biệt là nhờ có Rg1, Rb1 & Rg3 là 3 hoạt chất Ginsenoside có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển trí nhớ, chống lão hóa, điều hòa huyết áp. Ngoài ra còn có khả năng làm ức chế và giảm di căn các khối u. - Thứ 2: Hồng sâm củ được đánh giá là một loại dược thảo an toàn và phù hợp với mọi người dùng khác với nhân sâm hạn chế người dùng( trẻ nhỏ và phụ nữ có thai không phù hợp để dùng nhân sâm tươi) Tác dụng của Hồng sâm củ khô Nếu như nhân sâm tươi thiên về tác dụng bồi bổ sức khỏe thì hồng sâm khô 6 năm tuổi lại đưọc đánh giá cao hơn về mặt chữa bệnh. Điều đó lý giải tại sao giá của hồng sâm cao hơn nhân sâm tươi. Hồng sâm phù hợp với người bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng kích thích, giải phóng insulin nhờ đó làm giảm đường huyết trong máu, giảm các triệu chứng chóng mặt, đau ngực, mệt mỏi... Tác dụng bảo vệ Gan: Bảo vệ gan, hồng sâm Hàn Quốc giúp làm giảm các tổn thương và hoại tử tế bào gan gây ra bởi nhiều hóa chất độc hại như tetrachloride carbon và phenacetin( là chất độc mạnh nhất đối với gan). Sử dụng hồng sâm giúp bạn phòng tránh được các bệnh về gan nhue viêm gan, suy gan..bạch sâm khô hàn quốc hộp gỗ Tác dụng rất tốt với bệnh xơ vữa động mạch: Sâm khô nguyên củ không chỉ có tác dụng hạ thấp cholestorol mà còn thúc đẩy hoạt động của các enzym khác nhau liên quan đến sự chuyển hóa lipid, ngăn cản sự hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch ngăn chặn bệnh xơ vữa động mạch. Tác dụng làm giảm và chống Stress: Tác dụng làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, gia tăng sức chịu dựng, tăng sức dẻo dai của cơ thể. Giúp tăng cường hoạt động của não, tăng cường trí nhớ giúp phục hồi trí nhớ đang suy giảm. Hồng Sâm củ giúp tăng hồng cầu, tạo mạch máu phục hồi tình trạng thiếu máu Tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới và nữ giới: Cải thiện sự ham muốn cũng như tăng cảm giác hưng phấn trong tình dục ở cả nam và nữ. Dùng hồng sâm Hàn Quốc giúp chống lão hóa, duy trì tuổi xuân. Ngày nay, tinh chất Hồng Sâm đã có mặt trên hàng trăm loại mỹ phẩm, có tác dụng chống lão hóa, tăng cường độ đàn hồi của da duy trì cho làn da khỏe mạnh và đầy sức sống. Người bán thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Vì vậy, phân biệt và lựa chọn được sâm tốt trên thị trường là một việc khá phức tạp. Có rất nhiều loại nhân sâm. Nếu căn cứ vào nguồn khai thác, có thể chia làm 2 loại là dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly sâm), sâm Mỹ (Tây Dương sâm), sâm Việt Nam (Ngọc Linh sâm)... Nếu căn cứ vào cách thức chế biến thì có sinh sái sâm (loại để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô), đại lực sâm (khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô), hồng sâm (loại bỏ rễ, râu sấy khô mà thành, còn gọi là thạch trụ sâm), bạch sâm (loại ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là đường sâm), cáp bì sâm (trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm trong nước đường loãng)... Ngoài ra, còn có sâm trà, sâm lát, sâm viên nang..., tùy theo công nghệ bào chế. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng. Đây là loại sâm mọc hoang, chất lượng tốt. Rễ ngắn và thô, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ một chút, thường có hai nhánh rễ chính, trông giống hình người, đầu trên có đường vằn ngang nhỏ và sâu, thân rễ nhỏ dài, thường từ 3-9 cm, phần trên uốn khúc gồ ghề, quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng, thường gọi là “rễ tròn”. Rễ râu thưa thớt, dài gấp 2 lần rễ chính, dai, khó bẻ gãy, có nốt sần nổi lên rất rõ, được gọi là “trân châu điểm” hay “hạt trân châu”. Nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn nhân sâm trồng. Vì hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng. Cách phân biệt thiên sâm khô hàn quốc: - Đầu rễ của sâm trồng hơi ngắn, bát rễ tương đối ít. Đầu rễ sâm rừng nhỏ dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong hình giống cổ nhọn, có rễ tròn. - Thân của sâm trồng dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục. Thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn, nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục. - Vỏ sâm trồng ráp và xốp giòn, còn vỏ sâm rừng mịn và chắc. - Thân sâm trồng tương đối nhiều, thường từ 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều. Thân sâm rừng chỉ có 1-2 nhánh, rất ít gặp loại có 3 nhánh. -Râu sâm trồng không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ. Râu sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.