Lương y Nguyễn Thị Hiền cho biết, khi đời sống thay đổi thì xu hướng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Trong đó bệnh trĩ ngoại cũng hay gặp nhưng đa số bệnh nhân thường e ngại nên việc điều trị cũng gặp khó khăn hơn. Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu. Triệu chứng của bệnh trĩ điển là chảy máu triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục. Bệnh trĩ ngoại có điều gì đáng lo ngại? Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa. Chảy máu: Trĩ ngoại là biểu hiện bệnh lý của thành mạch máu,khi thành mạch máu giãn ra thì sẽ mỏng rất dễ thủng, dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu. Mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh nhưng hậu quả của mất máu là gây thiếu máu. Nếu búi trĩ to, nhiều tĩnh mạch thì có thể gây chảy máu nhiều càng dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng rất nguy hiểm đến tính mạng. Đau rát: Khi búi trĩ to, thòi ra ngoài (độ 3 và 4) gây đau đớn nhất là có hiện tượng cọ xát khi vận động, đi lại. Gây tắc nghẽn: Búi trĩ to làm cho máu đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và gây đau dữ dội. Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh. Nếu tình trạng của bạn nhẹ thì có thể sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý nhưng nếu đã ở giai đoạn độ 3, 4 thì cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian lâu hơn. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ: Lương y: Nguyễn Thị Hiền Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội Điện Thoại: 0984.404.608 Web: luongynguyenthihien.com