Dưa, cà muối là những món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam ta từ hàng ngàn đời nay. Trên thực tế, nếu sử dụng các món dưa muối, cà muối, các loại củ muối đúng cách thì lại rất tốt cho sức khỏe, bởi các món ăn dạng này có tác dụng kích thích tiêu hóa nhờ men lactic, đồng thời giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Tại sao dưa, cà muối lại gây ung thư? Trong các loại rau, củ, quả thường được sử dụng để làm các món dưa muối hoặc dưa góp thường có sẵn khá nhiều loại vi khuẩn. Trong số đó, ngoài vi khuẩn lên men lactic còn có cả các vi khuẩn gây bệnh và kí sinh trùng. Khi chúng ta làm món dưa muối, đặc biệt là các loại dưa muối xổi (muối và ăn ngay trong thời gian ngắn), thời gian và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của các yếu tố gây hại. Điều này dễ dẫn đến các căn bệnh đường tiêu hóa và cũng “vô tình” làm gia tăng nguy cơ ung thư. Các loại rau, củ, quả thường được bón bằng phân đạm urê, nên trong đó vẫn còn tồn dư lại một lượng nitrat đáng kể. Khi làm món dưa muối, các vi khuẩn sẽ khiến nitrat chuyển hóa thành nitrit. Thông thường, nitrit sẽ giảm dần cho tới khi dưa muối “chín” vàng, tuy nhiên, khi dưa bị “khú” thì hàm lượng nitrit lại tăng lên rất cao. Nếu ăn vào, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động tới các axit amin trong các món ăn khác như thịt, cá, tôm, nhất là mắm tôm…, từ đó tạo thành hợp chất nitrosamin, là một chất có khả năng gây ung thư rất mạnh. Bởi vậy, ăn dưa muối chưa chín hẳn hay dưa đã “khú” đều có khả năng gây ung thư cao. Nói không với 4 điều sau để tránh nguy cơ ung thư khi ăn dưa, cà muối: Không năn ăn nhiều dưa cà hàng ngày Ngay cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên hàng ngày mà ngược lại nên ăn nhiều các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe như rau quả tươi. Không ăn dưa cà muối xổi Dưa mới muối trong vài ngày đầu không nên ăn vì có vị đắng và cay. Nhưng sau khi thấy dưa chua vừa phải, vàng đúng chuẩn là thời điểm dưa chín đúng độ, hàm lượng nitric sẽ giảm dần và mất hẳn. Lúc này bạn nên tranh thủ ăn hết vì dưa chín ngon và tốt cho sức khỏe. Mặt khác cũng không nên để dưa, cà muối quá lâu bởi lúc này hàm lượng nitric sẽ tăng cao trở lại, chất này có thể gây tụt huyết áp. Theo đó, nếu ở liều 0,3 g - 0,5 g nitric có thể gây ngộ độc, còn từ 3 g trở lên nitric có thể dẫn đến chết người. Do vậy không nên muối quá nhiều dưa, cà mà chỉ nên muối vừa đủ lượng, ăn vừa đủ chín để đảm bảo an toàn và ngon miệng nhất. Không ăn dưa cà khi đói Không nên ăn dưa cà khi bụng đói, nhất là những người bị bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hóa cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Hệ tiêu hóa không tốt không nên ăn dưa cà muối Những người hệ tiêu hóa tốt không bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng… ăn dưa, cà muối sẽ tốt cho tiêu hóa vì cung cấp chất xơ, cung cấp thêm các acid lactic, cung cấp thêm vi khuẩn có ích cho đường ruột, điều hòa hệ đường ruột tốt hơn. Những ngươi có bệnh viêm loét dạ dày ,viêm đại tràng mãn tính, xơ gan cổ trướng,… nói chung ăn nhiều chất chua vào cơ thể sẽ làm PH trong đường ruột thay đổi thì không nên ăn. Cũng không nên ăn nhiều dưa, cà muối vì thường rau đã để muối dưa là rau già nên nhiều xơ hơn. Đối với người già, ăn nhiều chất xơ có thể gây xoắn ruột, tắc ruột do bã thức ăn, cọ sát gây chảy máu, hoặc chất chua làm viêm loét thêm. Ảnh nguồn Internet