Lạnh run người nhưng không sốt là bệnh gì? Lạnh run người nhưng không sốt còn gọi là hiện tượng ớn lạnh. Nó thường xảy ra khi cơ thể cảm thấy bị lạnh đột ngột, nhất là ban đêm với biểu hiện nổi da gà, hay răng run cầm cập, phải đắp nhiều chăn mới có thể làm ấm cơ thể. Lạnh run người nhưng không sốt không hiếm gặp, có thể tái đi tái lại nhiều lần, nên bạn cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng, để có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Nguyên nhân lạnh run người nhưng không sốt 1. Nhiễm trùng Lạnh run người nhưng không sốt có thể là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng. Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh lý như: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), sốt rét,… Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến các vấn đề sau nếu không được điều trị kịp thời: – Sốt là biểu hiện phổ biến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng. – Ho, nghẹt mũi, khó thở, cứng cổ,… thường gặp ở viêm phổi. – UTI có thể gây đau rát khi đi tiểu. – Tiêu chảy, buồn nôn và nôn thường xảy ra ở nhiễm trùng kéo dài. – Vùng bị nhiễm trùng bị đỏ hoặc sưng tấy. 2. Hạ thân nhiệt Hạ thân nhiệt có thể khiến cơ thể tự nhiên lạnh run người trong thời gian ngắn. Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là 37°C. Do đó, nếu nhiệt độ này giảm xuống dưới 35°C thì có thể là dấu hiệu của chứng hạ thân nhiệt. Biểu hiện lạnh run người là giải pháp tự nhiên để làm ấm cơ thể, cũng như báo hiệu đến chúng ta. 3. Thiểu năng tuyến giáp (suy giáp) Suy giáp có thể là đáp án cho câu hỏi ớn lạnh trong người bị bệnh gì. Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nhỏ ở cổ, dễ nhận thấy nhất ở nam giới. Một loại hormone giữ ấm cho cơ thể và các cơ quan được tạo ra ở tuyến này. Nếu cơ thể không tạo ra đủ lượng hormone này thì rất có thể người bệnh đã mắc chứng suy giáp. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như: mặt sưng húp, tăng cân không lý do, cơ thể bị suy yếu, đãng trí,… Bệnh suy giáp khiến bạn tự nhiên bị lạnh run người nhưng không sốt có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh này, nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc bổ sung hormone. 4. Hạ đường huyết Hạ đường huyết la hiện tượng nồng độ đường trong máu giảm dưới mức cho phép, gây thiếu hụt glucose. Đối tượng thường mắc hạ đường huyết là bệnh nhân đái tháo đường. Hiện tượng này có thể khiến cơ thể bệnh nhân lạnh run lên nhưng không sốt. 5. Cơ thể quá gầy Cơ thể quá gầy (suy dinh dưỡng) là từ thường dùng để chỉ tình trạng cơ thể thiếu những chất dinh dưỡng thiết yếu. Nguyên nhân chính có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu chất hoặc khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể không đảm bảo. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sống của các cơ quan. Do đó, hiện tượng lạnh run người nhưng không sốt sẽ thường xuyên xảy ra hơn. 6. Ớn lạnh do tác dụng phụ của thuốc Nếu cảm giác bị ớn lạnh nhưng không sốt sau khi uống thuốc thì đây có thể là tác dụng phụ của chúng. Ngoài ra, việc dùng thuốc sai cách (quá liều, không đúng thời điểm,…) cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác ớn lạnh bất chợt. 7. Phản ứng do cảm xúc Lạnh run người nhưng không sốt có thể xảy ra khi cảm xúc bạn bị “đẩy lên cao trào” trong một tình huống nào đó. Khi não bộ bị kích thích bởi thông tin bên ngoài, một loại hormone có tên là dopamine – chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng. Đây là nguyên nhân gây nên cảm giác ớn lạnh ở chúng ta. 8. Phản ứng với các hoạt động thể chất mạnh Các hoạt động thể dục, thể thao với cường độ lớn, trong thời gian dài khiến cơ thể đốt nhiều năng lượng hơn. Do đó, cảm giác ớn lạnh vô tình được tạo ra, kèm theo nổi da gà, chuột rút, chóng mặt,… Điều này có thể dẫn đến một số tai nạn trong luyện tập nên chúng ta phải đảm bảo thực hiện các bài tập khởi động và một chế độ thể dục, thể thao phù hợp. 9. Thiếu máu Cơ thể bị thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi cùng các cơn lạnh run người. Nếu bạn cảm thấy cơ thể thường xuyên gặp phải các triệu chứng này và có nghi ngờ bản thân bị thiếu máu, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhé.lan Biện pháp khắc phục tại nhà khi bị lạnh run người nhưng không sốt Nếu tình trạng ớn lạnh của bạn diễn ra ở mức độ nhẹ, thì có thể áp dụng một số loại gia vị, nguyên liệu có ngay trong gian bếp của mình để giảm sự khó chịu như: Gừng: Trong đông y, gừng có tính ấm nên rất tốt cho bạn trong việc xử trí những cơn lạnh run người. Bạn có thể sử dụng trà gừng hoặc nước gừng ấm để xoa dịu cảm giác ớn lạnh. Quế: Cũng giống như gừng, quế có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm buồn nôn và các vấn đề về đường tiêu hoá. Lưu ý: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không sử dụng quế. Nước ấm: Uống chậm một cốc nước lọc ấm cũng là cách làm tăng thân nhiệt đơn giản nhất. Hãy nhớ bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày. Ngoài ra, người thường xuyên gặp phải tình trạng lạnh run người, ớn lạnh cần xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập thể thao đều đặn: Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn để duy trì sức khoẻ và bồi bổ cơ thể. Thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, cơ thể dẻo dai Uống đủ nước mỗi ngày Nghỉ ngơi hợp lý, duy trì giấc ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày Tình trạng lạnh run người nhưng không sốt thường không đáng lo ngại và có thể được khắc phục tại nhà nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, bạn nên bổ sung đầy đủ nước, các dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, kết hợp chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý để có một cơ thể luôn khỏe mạnh. Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm: Cung Cấp Vitamin Tăng Đề Kháng Mùa Dịch. Top 7 Vitamin Uy Tín Tốt Nhất Sốt Xuất Huyết Làm Gì Cho Nhanh Khỏi – Bạn Nên Biết!?