Đối với những bệnh nhân ung thư vú, giấc ngủ ngon là chìa khóa rất quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Những người ngủ dưới 6 tiếng có thể làm gia tăng nguy cơ tái ung thư ở các bệnh nhân ung thư vú trong thời kỳ hậu mãn kinh. Căng thẳng, stress; sử dụng các chất kích thích não hay các yếu tố về môi trường.... là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên dường như vẫn bị nhiều người lãng quên, lâu dài dẫn đến mất ngủ mà không biết rằng điều đó rất có hại đối với sức khỏe. Điều đầu tiên là đồng hồ sinh học bị đảo lộn, da xỉn màu và xuất hiện quầng thâm dưới mắt, hoạt động của trí óc giảm sút và gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe như đau cơ, mệt mỏi, tăng cân, căng thẳng... Không những thế, việc mất ngủ còn là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư vú. Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ung thư Seidman (Trung tâm y tế University Hospitals Case) và Trung tâm Ung thư hỗn hợp Case (Đại học Case Western Reserve, Mỹ) đã phát hiện ra rằng ngủ dưới 6 tiếng có thể làm gia tăng nguy cơ tái ung thư ở các bệnh nhân ung thư vú trong thời kỳ hậu mãn kinh. Theo TS Li Li thuộc nhóm nghiên cứu: "Cách can thiệp hiệu quả để làm tăng thời lượng cũng như chất lượng của giấc ngủ nhằm làm giảm nguy cơ ung thư vú phát triển, tái phát có thể chưa được đánh giá cao" Đăng tải trên tờ Nghiên cứu và Điều trị Ung thư vú, nghiên cứu này đã được tiến hành trên 412 bệnh nhân trong thời kỳ hậu mãn kinh. Họ được xét nghiệm với Oncotype DX, một loại công cụ mà các bác sĩ sử dụng để dự đoán xem ung thư có tái phát không. Những người này cũng được khảo sát về thói quen ngủ trong suốt 2 năm qua. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối liên hệ giữa chỉ số Oncotype DX và giấc ngủ: chỉ số này cao hơn còn giấc ngủ thì giảm sút. TS Cheryl Thompson thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: Theo kết quả nghiên cứu "việc thiếu ngủ có thể chính là nguyên nhân gây nên các khối ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận kết quả và hiểu rõ mối liên hệ này". Bên cạnh đó, các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ giữa ung thư vú và các bệnh nhân tiền mãn kinh. Vì thế, có thể ung thư ở phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh và hậu mãn kinh không phát triển giống nhau. Trong khi đó, một số bác sĩ nghĩ rằng việc sụt giảm lượng melatonin, một loại hormone trong não bộ, có thể lí giải nguyên do nguy cơ tăng cao. Melatonin đóng vai trò điều hòa chu kì ngủ của cơ thể và giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Những người ít ngủ thường có lượng melatonin thấp hơn và điều này có thể ảnh hưởng tới việc hình thành tế bào vú, làm ung thư vú dễ phát triển hơn. Ảnh nguồn Internet