Đồng Nai Một Số Bài Tập Kích Thích Vận Động Thăng Bằng Đứng Đi Cho Trẻ Chậm Phát Triển

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi hahuuthuong20071997, 25/7/18.

  1. hahuuthuong20071997

    hahuuthuong20071997 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    7/6/18
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các rối loạn thần kinh trung ương ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động, tư thế, giác quan, tâm thần và hành vi, gây nên do tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước, trong và sau khi sinh cho đến 2 tuổi.

    Trẻ bại não bị khiếm khuyết nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc mức độ tổn thương của não, trong đó hai chức năng bị tổn thương nhiều nhất là khả năng vận động và khả năng giao tiếp xã hội.

    – Rối loạn vận động thường gặp là:

    + Co cứng: Tình trạng co cứng có thể ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, co cứng các cơ gấp ở tứ chi, co cứng cả các cơ thân mình gây cho trẻ tư thế vặn vẹo, thường do tổn thương ở hồi trán lên.

    + Múa vờn: thường do tổn thương các nhân vùng nền não, đó là các động tác bất thường không chủ động của tay, các ngón tay, chân, có thể cả thân mình.

    + Thất điều: mất điều hòa vận động làm dáng đi bất thường, khó thực hiện các động tác phức tạp cần có sự phối hợp nhiều nhóm cơ.

    + Phối hợp các loại trên ở cùng một trẻ.

    [​IMG]
    – Giảm khả năng giao tiếp biểu hiện:

    + Chậm phát triển trí tuệ: tùy mức độ có thể nhẹ đến nặng.

    + Rối loạn ngôn ngữ bao gồm cả thất ngôn vận động (khó diễn đạt), thất ngôn tiếp nhận (khó hoặc không hiểu lời), khó phát âm.

    + Có thể có rối loạn về nghe hoặc nhìn.

    + Giảm khả năng giao tiếp với bạn bè, người thân hoặc người khác trong cộng đồng.

    Trẻ chậm phát triển(còn gọi là bại não), cần phải được chữa và can thiệp kịp thời, do đó các mẹ cần biết những biện pháp
    vật lý trị liệu cho trẻ trậm pháp triển phải được can thiệp kịp thời. Hãy cùng dịch vật lý trị liệu tại nhà của chúng tôi tìm hiểu những bài tập đơn giản sau.

    Bài tập 1: Giữ thăng bằng

    – Đỡ chắc quanh ngực trẻ, đặt trẻ đứng trên một bề mặt phẳng. Mẹ đứng đằng sau đỡ trẻ.

    – Đỡ phần mông của trẻ, mặt trẻ quay về phía mẹ, tay trẻ bám vào đầu gối mẹ. Quan trọng là trẻ phải đứng thẳng mông, hai bên hông phải thẳng hàng với phần còn lại, ở tư thế này mẹ có thể trò chuyện với trẻ.

    – Nếu trẻ không thể đứng được do chân trẻ quá mềm nhũn, bạn có thể dùng nẹp buộc hai bên đầu gối của trẻ. Nẹp ở đây có thể là miếng bìa cứng và có thể quấn quanh bởi miếng băng vải, giữ chặt khóa dán.

    – Tiếp theo có thể cho trẻ đứng vịn tay vịn, có thể cho trẻ vịn vào chiếc ghế nệm, trên đó có nhiều đồ chơi. Điều quan trong là vẫn là trẻ đứng thẳng mông

    – Bạn hãy tập cho trẻ đứng vịn một mình bàng cách cho trẻ ngồi cạch một chiếc bàn có chiều cao ngang tầm vai của trẻ. Đặt những loại đồ chơi mà trẻ thích lên trên mặt bàn để khuyến khích trẻ đứng dậy lấy.

    – Khi trẻ có thể đứng trên đôi bàn chân nhỏ xíu của mình, bạn hãy giữ hai bên hông của trẻ, lắc lư sang bên phải, sang bên trái, để trẻ có thể chịu trong lượng của cơ thể trên từng chân một vào từng thời điểm. Đây là bước chuẩn bị cho kỹ năng đi tiếp theo.

    – Để tiến tới trẻ có thể đứng được một mình, mẹ có thể luyện tập cho trẻ đứng vịn nhiều lần, sau đó hai tay trẻ bám vào hai tay mẹ, sau nhiều lần như vậy, mẹ bỏ một tay trẻ ra, chỉ giữ trẻ trên một tay.

    – Quỳ đằng sau trẻ, gữ hai bên hông của trẻ, đưa cho trẻ cầm món đồ chơi mà trẻ thích, dần dần mẹ bỏ một tay, bỏ hai tay ra khỏi hông trẻ. Lúc này trẻ sẽ tự mình tập giữ thăng bằng bằng cách các ngón chân của trẻ sẻ bám vào sàn nhà nếu như trẻ hơi đỗ về phí trước, nếu trẻ hơi đỗ ra đằng sau, các ngón chân sẽ nhấc lên để kéo trẻ về đằng trước.


    Bài tập 2: Nhảy bằng hai chân

    + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giữ thăng bằng và khả năng điều tiết.

    + Cách hướng dẫn

    Người lớn đứng đối diện với trẻ, giữ hai tay của bé, thử làm mẫu một lần nhảy lên khỏi mặt đất, sau đó cùng bé nhảy. Khi bắt đầu, người lớn nắm hai tay bé để nhảy, dần dần nắm một tay hoặc cho bé bám vào vật gì đó để tự nhảy. Nên rèn luyện nhiều động tác này.


    Bài tập 3 : Đi giật lùi

    + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giữ thăng bằng và bước vững.

    + Cách hướng dẫn:

    Dạy trẻ cách đi giật lùi hoặc vừa kéo đồ chơi vừa lùi, cũng có thể cùng trẻ chơi trò anh tiến tôi lùi.


    Bài tập 4: Ngồi lên xe đồ chơi.

    + Mục đích: Rèn luyện đôi chân và khả năng giữ thăng bằng, thúc đẩy sức mạnh của đôi chân và phối hợp giữa động tác và thị giác.

    + Cách hướng dẫn

    Cho trẻ đạp xe ba bánh, khi cần thiết có thể nối một sợi dây vào xe kéo đi để giúp trẻ lấy đà đạp xe. Sau một khoảng thời gian trẻ có thể tự mình đạp xe.


    Bài tập 5: Tập đứng vững trên sàn và tập bước.

    + Mục đích : Rèn khả năng đứng vững trên sàn và tập bước

    + Cách hướng dẫn :

    – Đứng một chân trên sàn và chân kia đặt một bước nhỏ trên một khối gỗ hoặc cuốn sách dày

    – Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng, để trẻ đứng giữa hai chân bạn và cho trẻ bước một chân lên đùi bạn.

    – Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi hoặc hát các bài hát diễn tả bằng điệu bộ, như vậy trẻ sẽ có thể tập động tác này một cách tự nhiên mà không cần bấu víu vào tay người khác


    Bài tập 6: Tập giữ thăng bằng trên bạt và lò xo

    + Mục đích: Rèn khả năng đứng vững trên sàn và tập bước

    + Cách hướng dẫn:

    – Đặt trẻ đứng trên bạt lò xo và nhẹ nhàng nghiêng tấm đệm qua hai bên trước và sau

    – Để quả bóng trên tấm bạt và bảo trẻ đá bóng ra ngoài

    – Nếu trẻ đứng vững trên tấm bạt, bạn ném cho trẻ quả banh và khuyến khích trẻ ném lại. Trẻ buộc phải nỗ lực giữ thăng bằng trên hai chân để thực hiện động tác


    Luyện kỹ năng đi

    Bài tập 1: Đi vịn

    + Mục đích: Trẻ bước được chân

    + Cách hướng dẫn:

    – Khi trẻ đã đứng vững thì việc trẻ đứng vịn là chuyện đơn giản đối với trẻ. Để tập cho trẻ những bước đi, chuyển động đầu tiên, hãy để cho trẻ đứng vịn ở 1 đầu của salon, phía đầu đằng kia để 1 món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút trẻ. – Trẻ có thể bám dọc theo chiếc salon đi tới đồ chơi mà trẻ muốn

    Bài tập 2: Bước đi

    + Mục đích: Luyện đi cho trẻ

    + Cách hướng dẫn:

    – Đứng sau lưng trẻ, đặt hai chân trẻ đứng trên hai chân của mẹ, hai tay đỡ nách hoặc cầm tay trẻ và bước những bước nhỏ

    – Hãy cho trẻ đứng cạnh ngang tầm ngực trẻ, đặt những món đồ chơi trẻ thích lên trên. Mẹ có thể di chuyển đồ chơi trẻ thích để khuyến khích trẻ lấy được đồ chơi

    – Khi trẻ đã đứng vững, mẹ hãy đứng đằng trước và dắt hai tay trẻ tiến về phía trước, đi từng bước một

    – Có thể dần dần mẹ bỏ một tay, hai tay trẻ ra, trẻ có thể bước 1 bước rồi 2 bước

    – Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như: xe tập đi

    Luyện kỹ năng chạy

    Những bước chạy đầu tiên của trẻ là những bước đi nhanh. Hãy tập cho trẻ các hình thức chạy sau:

    – Chạy thẳng trên đường bằng phẳng

    – Chạy trên đường vòng bằng phẳng

    – Chạy zích zắc qua thùng giấy
     

Chia sẻ trang này