Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường phải chịu những cơn đau xương khớp dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống gây ảnh hưởng đến vận động, đi lại của người bệnh, vì vậy nhiều người bệnh thắc mắc người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc này của người đọc. Vận động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp hiệu quả để tăng cường sức mạnh của các cơ thắt lưng, giảm thương tổn và các cơn đau cho cơn đau cho người bệnh. Các cơ khỏe mạnh hơn giúp tăng khả năng chống đỡ, giảm đi áp lực về trọng lượng cơ thể nhờ đó giảm đau cho người bệnh. Trong các hình thức vận động thì đi bộ là một trong những cách giảm đau hữu hiệu cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Mặc dù vậy, đi bộ sai cách có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Đi bộ là một trong những cách giảm đau hiệu quả và hữu hiệu cho những người bị thoát vị đĩa đệm Vậy đi bộ như thế nào là đúng cách? Đi bộ đúng cách là đi tự nhiên, không cần gò bó theo bất cứ kĩ thuật nào cả. Khi đi nên nhìn thẳng về phía trước, thả lỏng toàn thân, nhất là phần vai, hai tay, khớp háng, hai chân, giữ người thằng. Không nên chúi người về phía trước hay ngả ra phía sau. Hai tay vui vẩy thoải mái, nhẹ nhàng với biên độ vừa phải. Bước chân ngắn hay dài phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, tuy nhiên, nên bước sao cho khoan thai, thư thái và thoải mái là được. Đặc biệt khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót sau đó đến bàn chân và cuối cùng là mũi chân, cứ thế bước liên tục từ chân này đến chân khác. Khi đi bộ không nên mang, xách hay cầm nắm theo những vật khác kể cả nước uống thức ăn hay dắt theo em bé, hoặc thú cưng,... Vì như vậy tâm lý sẽ bị chi phối, cơ thể sẽ không được thả lỏng, và thư giãn hoàn toàn và có thể dẫn đến sai lệch động tác, sai kĩ thuật. Khi đi, nên thở một cách tự nhiên, vì vậy không nên đi đường dài, hay đi nhanh bởi như vậy hơi thở sẽ trở nên gấp gáp để bù trừ vào phần gắng sức để thực hiện bài tập. Người tập cũng không nên thở theo nhịp này, hay nhịp kia phức tạp, tránh phân tán tư tưởng, và có thể phản tác dụng. Khi đi bộ, toàn cơ thể được vận động, thưởng thức phong cảnh và không gian để đầu óc được thư thái, không nên nghe nhạc hay nói chuyện, bàn việc làm ăn gây căng thẳng thần kinh. Đối với các bệnh về cột sống, dù tìm được phương thuốc tốt nhưng người bệnh lười vận động thì việc điều trịcũng sẽ không đạt hiệu quả cao. Do vậy, người bệnh nên tìm một bài tập phù hợp với mình như đi bộ, bơi lội, đạp xe, hay yoga để tập luyện hàng ngày. Vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị, vừa giúp giải tỏa căng thẳng hay tăng cường sức đề kháng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp:Hyluflex Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine). Công dụng: - Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp, - Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp. - Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp. Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp. Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam. Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733 Hyluflex.com (Tổng hợp)