Ung thư dạ dày là loại u ác tính thường gặp, đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc bệnh trong số các loại ung thư trên thế giới, có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 và chiếm khoảng gần 1/3 dân số nước ta. Hiện nay người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày , nhưng có một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này; chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý và không điều trị sớm bệnh viêm loét dạ dày. Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư dạ dày? Ăn uống không điều độ Nhiều người có thói quen ăn không đúng bữa hoặc nhịn một bữa rồi ăn nhiều vào bữa sau khiến dạ dày hoạt động không bình thường, dễ bị áp lực và gây bệnh mãn tính. Bên cạnh đó những người ăn nhanh, nhai không kĩ khiến tiêu hóa gặp nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Ăn nhiều thực phẩm nhiễm chất hóa học Hiện nay, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nhiễm chất độc hại cho cơ thể tràn lan trên thị trường khiến nhiều người hoang mang; tuy nhiên chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng bằng cách lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Bởi thực phẩm đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất hóa học như khoai tây chiên, đồ hộp, chế biến sẵn hay các loại rau củ quả phun thuốc trừ sâu hay chất kích thích mọc nhanh cũng chứa nhiều mần bệnh không chỉ gây hại cho đường tiêu hóa mà còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác: gan, thận, tim mạch… Lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nhé! Ăn nhiều gia vị chua, cay Gia vị chế biến thức ăn như hạt tiêu, ớt, gừng, xả…giúp món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn nhưng nếu sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày, thực quản. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài dễ bị viêm loét và dẫn đến ung thư. Đồ ăn chua cay không chỉ có hại cho sức khỏe người bình thường mà còn vô cùng nguy hại cho những người bị bệnh đau dạ dày. Ăn thiếu chất Dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Thường xuyên ăn thực phâm giàu protein, ít rau xanh hoặc ăn thiếu đạm, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khiến hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, gây đau dạ dày mãn tín, nếu không điều trị sớm có thể tiến triển thành bệnh ung thư. Sử dụng nhiều đồ uống không tốt Đồ uống hằng ngày như: cà phê, nước ngọt, rượu, bia nên hạn chế sử dụng vì chúng là yếu tố khiến tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa trầm trọng hơn. Rất nhiều thử nghiệm chứng minh được cà phê có khả năng ngăn ngừa bệnh như bệnh da, bệnh phổi. Tuy nhiên đồ uống này lại không được khuyến cáo sử dụng cho những người đang bị bệnh dạ dày, với hàm lượng vượt quá mức cho phép cà phê có thể là “thủ phạm” gây ra ung thư đại tràng, ruột kết. Yếu tố di truyền Ung thư dạ dày cũng mang yếu tố di truyền, điều này thể hiện, nếu trong nhà có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con, cháu bị cao hơn gấp 4 lần so với những người khác. Bên cạnh đó, những người có nhóm máu A tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác. Người bị viêm dạ dày thể teo thì khả năng bị ung thư dạ dày từ 6 - 12%. Yếu tố tâm lý Tâm lý không thoải mái, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, áp lực từ công việc, gia đình, chuyện cá nhân có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến viêm loét mãn tính vì khi gặp tình trạng này nhiều người tìm đến bia, rượu, chất kích thích để giải tỏa tâm lý. anti - u100.com