Nhiễm độc Aflatoxins do ăn loại nấm mốc trong các loại hạt ẩm như đậu, bắp… Những chất gây ung thư được tạo ra bởi một loại nấm có thể gây ô nhiễm đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô và gạo. Tiếp xúc lâu dài với các chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ tăng lên nhiều hơn ở những người bị viêm gan B hoặc C nhiễm trùng. Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian epoxit hoạt hóa hoặc được thuỷ phân và trở thành M1 ít độc hơn. Các loại nông sản thường bị nhiễm Aflatoxin là ngũ cốc (ngô, kê, lúa miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, rau mùi, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng thức ăn nhiễm Aflatoxin. Cấu tạo của Aflatoxin trong hóa học Một số độc tố khác có trong thực phẩm hàng ngày: Nấm/Mốc Độc tố nấm Thường có trong Áspergillus flavus & A. parasiticus Aflatoxin Ngũ cốc và hạt có dầu Aspergillus và Penicilium Ochratoxin A Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp Furasium Zearalenone Bắp, đậu nành Furasium DON (vomitoxin) Bắp, lúa mì Furasium T-2 Ngũ cốc Furasium Fumonisin B1 Bắp, lúa miến Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bệnh nhân viêm gan B ăn phải thực phẩm có chứa Aflatoxins sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cao 60 lần so với nguời chỉ nhiễm viêm gan B. Aflatoxin là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng ưa nhất là gan. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Biểu hiện chung của người nhiễm Aflatoxins ban đầu là gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng; sau đó gan sưng phồng và bắt đầu nổi các mụn nhỏ trên bề mặt làm cho nó gồ ghề đôi khi có những nốt hoại tử màu trắng, sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở và dễ bể. Cách bảo quản thực phẩm tránh nấm mốc: Bảo quản thực phẩm nơi khô ráo luôn là sự lựa chọn hoàn hảo Tránh không khí tiếp xúc với thực phẩm Để thực phẩm khô ở ngăn mát của tủ lạnh ( nên để khoảng 3-4 tuần rồi phơi lại ) Đặt chất hút ẩm ở nơi hay để thực phẩm ( trên kệ, tủ gỗ,...) Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả nhất!