Đồng Nai Những Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Bạn Cần Nên Biết

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi thuyle2516, 2/8/18.

  1. thuyle2516

    thuyle2516 Thành viên

    Tham gia ngày:
    30/7/18
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Hiện nay mọi người còn mơ hồ về cụm từ vật lý trị liệu phục hồi chức năng, mong rằng những chia sẻ cửa chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn hiểu thêm về cụm từ này. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là cụm từ khá phổ biến được biết đến là một chuyên ngành lâm sàng trong y học. Hỗ trợ điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không chỉ là phương pháp điều trị bảo tồn an toàn mà nó còn mang lại hiệu quả cao đang được ứng dụng lâm sàng tại rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh.

    Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đều có mục tiêu chung là sự ứng dụng kỹ thuật bằng các tác nhân vật lý, sinh lý, tâm lý,… để tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể bệnh nhân bằng kích thích điều chỉnh, rèn luyện, tái rèn luyện, tái thích nghi,… nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần điều trị toàn diện, phục hồi về y học, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật.

    Những người thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường là các bác sỹ, lương y, các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có tay nghề cao nắm vững kiến thức và quy trình điều trị.

    Đối tượng điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có thể kể đến như:

    - Tập luyện PHCN những bệnh nhân cứng khớp do bất động, phẫu thuật, những trường hợp gãy xương.

    - Phục hồi chức năng cho các bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não.

    - Liệt hạ chi do tổn thương tủy sống.

    - PHCN bàn tay, hô hấp, bỏng.

    - Các trường hợp đau và viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa

    - Vật lý trị liệu phục hồi chức năng Đau lưng do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống

    - Vật lý trị liệu đau đầu, mất ngủ

    Những kỹ thuật Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thường được sử dụng là:
    [​IMG]
    Phục hồi chức năng

    Khi bạn sống sót qua cơn đột quỵ, não của bạn có thể bị tổn thương một phần. Bạn có thể mất khả năng kiểm soát chuyển động hay cảm thấy đau đớn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi sử dụng hoặc hiểu ngôn ngữ.

    Đôi khi bạn phải học kỹ năng mới vì chức năng của kỹ năng đó bị mất. Yếu tố quan trọng của vật lý trị liệu là được hướng dẫn kỹ lưỡng, tập trung tốt, và thực hành liên tục. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để làm các công việc hàng ngày tốt nhất có thể, chẳng hạn như tắm rửa, dùng đũa, mặc quần áo. Bạn cũng sẽ được dạy cách sử dụng và hiểu ngôn ngữ.

    Quá trình trị liệu được bắt đầu với các hoạt động đơn giản và xây dựng dần theo thời gian. Bạn có thể bắt đầu với việc thay đổi vị trí trong khi nằm trên giường, ngồi dậy, đứng lên, sau đó đi bộ. Bạn có thể phải sử dụng thiết bị hỗ trợ trong những ngày đầu, sau đó là hoàn toàn độc lập trong các hoạt động và bạn sẽ dần dần thấy sự cải thiện.
    Vấn đề cột sống

    Vẹo cột sống: thoát vị đĩa đệm, hoặc gai cột sống là một số trong các vấn đề cột sống có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu.

    Đối với chứng vẹo cột sống, bạn sẽ phải dùng khung để tái lập các đường cong của cột sống. Khung cũng có thể giữ đường cong cột sống của bạn ở đúng vị trí khi bạn di chuyển.

    Đối với thoát vị đĩa đệm, liệu trình vật lý trị liệu bao gồm một số dạng như bài tập, hoặc chườm lạnh/nhiệt để giúp bạn giảm đau, tăng cường cơ trong các khu vực bị ảnh hưởng, và thúc đẩy dòng máu giàu dinh dưỡng đến đĩa đệm bị ảnh hưởng.

    Để thúc đẩy cột sống, vật lý trị liệu bao gồm các bài tập, các thao tác nhằm giúp làm giảm đau ở khớp. Những bài tập này có thể giúp tăng cường cơ hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng, tăng tính linh hoạt, điều chỉnh tư thế của bạn vì tư thế sai có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ, đồng thời các bài tập cũng giúp bạn giảm căng thẳng.

    Phẫu thuật phục hồi chức năng

    Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bạn. Lúc này, bạn có thể được khuyến khích tập vật lý trị liệu hoặc đeo nẹp. Những bài tập này có thể giúp bạn lấy lại sự linh hoạt, giảm bớt những hạn chế và tăng sức mạnh của cơ bắp. Các bài tập có thể được áp dụng sau khi vết thương lành lại. Nẹp có thể giúp giữ cho cột sống của bạn luôn ở vị trí thích hợp khi bạn vận động.

    Vật lý trị liệu có thể điều trị các tình trạng khác nhau. Mục tiêu của điều trị này là giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng, giảm áp lực lên các dây thần kinh và giảm đau. Bạn nên tham khảo với bác sĩ xương khớp hoặc các chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất.

    Tùy vào từng thể bệnh và cơ địa của mỗi người mà sẽ được áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khác nhau. Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là vấn đề mà người bệnh nên lưu ý trong quá trình điều trị bệnh.

     

Chia sẻ trang này