Đồng Nai Phục Hồi Chức Năng Cho Bênh Nhân Bị Liệt Nửa Người Do Tai Biến

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi hahuuthuong20071997, 24/7/18.

  1. hahuuthuong20071997

    hahuuthuong20071997 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    7/6/18
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu.Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Có hai loại tai biến mạch máu não là: thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và chảy máu não (xuất huyết não), di chứng để lại thường gặp nhất là liệt nửa người. Tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao ở người lớn tuổi.

    Người bị di chứng do tai biến mạch máu não thuộc loại đa khuyết tật, nhiều công trình điều tra và nghiên cứu khoa học cho kết quả: 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót để lại di chứng trong đó 92,96% di chứng về vận động; 68,42 di chứng vừa và nhẹ; 27,69% di chứng nặng; 50% bệnh nhân phụ thuộc trong các hoạt động tự chăm sóc; 71% giảm khả năng lao động; 66% mất khả năng lao động; 62% giảm các hoạt động xã hội; 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng.
    [​IMG]
    Nhận biết dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não

    Triệu chứng lâm sàng: Liệt nửa người tiến triển qua 3 giai đoạn


    Giai đoạn đầu: Liệt mềm trương lực cơ giảm, kéo dài một vài tuần

    Giai đoạn liệt cứng: trương lực cơ tăng biểu hiện mẫu co cứng:

    Đầu người bệnh: nghiêng về bên liệt, mặt quay sang bên lành

    Chi trên: Biểu hiện mẫu co cứng gấp:

    Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị kéo xuống dưới.

    Khớp vai khép và xoay vào trong.

    Khớp khuỷu tay gấp, cẳng tay quay sấp.

    Khớp cổ tay gấp mặt lòng và hơi nghiêng về phía xương trụ.

    Ngón tay cái và các ngón khác gấp và khép.

    Thân mình: Nghiêng về phía bên liệt và xoay ra sau.

    Chi dưới: Biểu hiện mẫu co cứng duỗi:

    Hông bên liệt bị kéo lên trên và xoay ra sau.

    Khớp háng duỗi, khép và xoay ra ngoài.

    Khớp gối duỗi. Khớp cổ chân gập mặt lòng, bàn chân nghiêng vào trong, các ngón chân gấp và khép.

    Giai đoạn cuối (giai đoạn để lại di chứng): trương lực cơ tăng, đôi khi tăng mạnh dẫn đến co cứng khi đó đầu bệnh nhân sẽ nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên co cứng ở tư thế gập, chi dưới đi với dáng đi vợt tép.

    – Các triệu chứng kèm theo: có thể có

    + Giảm hoặc mất cảm giác nửa người bên liệt.

    + Liệt VII trung ương cùng bên với bên liệt: miệng méo, uống nước, ăn thức ăn hay vãi về phía bên liệt, không huýt sáo, thổi lửa được.

    + Rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương não bán cầu ưu thế: liệt bên phải nếu thuận tay phải.

    + Một số triệu chứng khác: rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, v.v..

    Một số xét nghiệm cần thiết

    – Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắp lớp vi tính chẩn đoán chính xác tổn thương.

    – Xét nghiệm máu: đường máu, mỡ máu, chức năng gan thận.

    – Điện tim đồ, siêu âm tim.

    Biến chứng, nguy cơ khi bị tai biến mạch máu não

    – Loét do đè ép.

    – Co rút, co cứng, cốt hoá lạc chỗ.

    – Loãng xương, gãy xương.

    – Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.

    – Rối loạn đại tiểu tiện.

    Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não

    – Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường.

    – Bệnh lý ở tim: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim.

    – Dị dạng mạch não (thường người trẻ tuổi).

    – Một số bệnh lý khác: đa hồng cầu, rối loạn đông máu v.v.

    Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não
    [​IMG]
    Dựa vào hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính. Nếu tổn thương nửa não bên phải bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên trái, nều tổn thương nửa não bên trái bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên phải.

    Điều trị tai biến mạch máu não

    Phục hồi chức năng

    – Giai đoạn đầu:

    + Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi.

    + Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:

    Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài

    Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.

    Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay.

    Các ngón tay: Gấp , duỗi, giạng, khép các ngón tay.

    Khớp háng: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong , xoay ngoài.

    Khớp gối: Gấp, duỗi.

    Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.

    Các ngón chân: Gấp, duỗi, giạng, khép.

    – Giai đoạn sau:

    + Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.

    + Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.

    + Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.

    + Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).

    + Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).

    – Giai đoạn hoà nhập:

    + Tư vấn cho BN và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

    + Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.

    + Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…

    + Tham gia các hoạt động hoà nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.

    + Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: có những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người tàn tật.

    + Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phaỉ học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập?

    Điều trị thuốc

    Điều trị theo nguyên nhân: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hoà đường máu, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, thuốc điều hoà huyết não v.v…

    Cách phòng chống tai biến mạch máu não

    Để không xảy ra tai biến mạch máu não với các hậu quả nặng nề và lâu dài thì phòng ngừa là vấn đề vô cùng quan trọng. Kiểm soát được các yếu tố nguy cơ là một trong những khâu quan trọng nhất trong phòng ngừa tai biến mạch máu não, cụ thể là kiểm soát tăng huyết áp, giữ huyết áp luôn ở mức không cao quá 140/90 mmHg bằng nhiều biện pháp khác nhau như giảm cân nếu có béo phì, ăn nhạt, tập thể dục đều đặn, ăn thêm hoa quả, rau tươi và dùng thuốc hạ huyết áp đều đặn.

    Bệnh nhân cần phải cai thuốc lá tuyệt đối, ăn ít mỡ động vật, nên ăn dầu thực vật, dùng thuốc điều trị giảm mỡ máu, cai rượu, điều trị và dự phòng đái tháo đường… để làm giảm hoặc loại bỏ tất cả các nguyên nhân có thể.

     

Chia sẻ trang này