Với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng người mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm, đây là một trong những bệnh lý đang được xem là nguy hiểm và được rất nhiều người quan tâm. Có rất nhiều phương pháp điều trị, như tập vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đêm là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh cân nhắc và sử dụng trong quá trình điều trị. thoát vị đĩa đệm là một bệnh liên quan đến cột sống thoái hóa. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp với một số động tác thể dục dưới đây. 1. Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu Với phương pháp này các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống. Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục. Các phương pháp điều trị giảm đau bao gồm chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng một số dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau và giảm co cứng cơ, chiếu đèn hồng ngoại. Đặc biệt, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống. Sau khi đĩa đệm trở về vị trí cũ, người bệnh sẽ không còn cảm giác tê, đau nhức hay khó chịu. Người bệnh vẫn có thể lao động nặng nhưng cần chú ý tránh các tư thế xấu, khi khiêng đồ vật nặng phải hạ hai chân (vị trí như đứng tấn), khi nhặt đồ vật rơi xuống đất cần bước một chân trước một chân sau rồi hạ thấp hai đầu gối dùng tay lấy đồ vật, cố gắng giữ lưng luôn ở vị thế thẳng. 2. Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả a/ Bài tập 1 Động tác 1: Tư thế nằm ngửa, gập hông, gập gối một chân và 2 tay đan chéo ép chân vào sát bụng trong 10s rồi thực hiện đổi bên. Thực hiện động tác 15 lần mỗi bên. Động tác 2: Nằm ngửa, gập hông, gập gối 2 chân, hai tay đan chéo ép chân vào sát bụng trong 10s, nghỉ rồi thực hiện động tác lặp lại 15 lần mỗi bên. Động tác 3: Nằm ngửa, gập hông gập gối 2 chân, 2 bàn chân chạm đất, ấn lưng chạm xuống nệm trong 10s, nghỉ rồi thực hiện động tác 15 lần như thế. Động tác 4: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hông gập gối 2 chân, 2 bàn chân chạm đất, mông nhấc cao khỏi nệm, giữ vị trí trong 10s , nghỉ rồi lặp lại 15 lần. Động tác 5: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hông, gập gối 2 chân, 2 bàn chân vẫn còn chạm đất, chống 2 khuỷu tay xuống nệm, bệnh nhân ưỡn ngực và ưỡn cổ ra phía sau, giữ nguyên vị trí khi nào thấy mỏi hoặc khó chịu nghỉ. Thực hiện động tác này 15 lần lặp lại tương tự. b/ Bài tập 2 Thực hiện: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, thả lỏng cơ thể. Hai tay chống ngang lưng, sau đó cố gắng uốn cong lưng ngược ra đằng sau, uốn hết mức có thể. Giữ tư thế khoảng 2-3 giây, xong trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 2-4 lần. Chú ý: Các lần luyện tập sau người bệnh có thể cố gắng uốn cong hơn lần trước, điều này rất tốt trong việc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm. c/ Bài tập 3 Thực hiện: Người bệnh nằm sấp trên một mặt phẳng, hai chân rộng bằng vai, thả lỏng cơ thể. Sau đó từ từ nâng người lên song song, đồng thời chống hai tay xuống mặt sàn, hai chân duỗi thẳng. Bạn cố gắng nâng cao hết mức có thể mà không gây đau. Bạn giữ tư thế khoảng 2-5 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện động tác khoảng 10 lần, ngày tập 5 lần. Đây là bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Khi người bệnh thực hiện các bài tập trên thì được tính là một đợt trị liệu, một ngày bệnh nhân thoát vị có thể thực hiện 2 đến 3 đợt phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh thấy đau nhức hay khó chịu thì lập tức dừng tập và thông báo cho bác sĩ vật lý trị liệu. Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu cho các bạn bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm. Để có tác dụng hiệu quả, người bệnh có thể duy trì bài tập sau khi hết tê nhức giúp cho cột sống vững chắc hơn.