Là những người kết nối bệnh nhân với bác sĩ, cơ sở y tế, IVIE mong muốn người bệnh có sự chuẩn bị đi khám hiệu quả nhất. Hôm nay IVIE sẽ chia sẻ về Quy trình 3 bước đi khám Xương khớp, nếu thấy hữu ích, mọi người hãy chia sẻ với bạn bè, người thân của mình. Bài viết có những nội dung tương đương với 3 bước: Trước khi đi khám cần chuẩn bị gì, Trong khi đi khám cần lưu ý gì và Sau khi đi khám thì như thế nào. Quy trình 3 bước đi khám Cơ Xương khớp Bước 1: Trước khi đi khám Chuẩn bị kiến thức trước khi đi khám sẽ giúp bạn đi khám hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí… - Chuyên khoa. Bạn cần tìm hiểu xem bệnh của mình thuộc chuyên khoa gì, có đúng là chuyên khoa Cơ xương khớp hay không. Bạn có thể tìm hiểu những điều này trên internet. - Ghi chép. Ghi lại chính xác tình trạng bệnh, triệu chứng mình gặp phải. Xuất hiện từ bao giờ, mức độ như thế nào, đã uống thuốc hay đi chữa trị ở đâu chưa? Có như vậy, khi đi khám bạn mới nhớ hết và mô tả chính xác cho bác sĩ được. Không ít trường hợp bối rối khi gặp bác sĩ, kể không đúng hoặc kể không đủ về tình trạng của mình, bác sĩ khó chẩn đoán chính xác bệnh tình được. - Địa chỉ uy tín. Trước khi đi khám, mọi người cũng nên tìm hiểu một vài địa chỉ khám chuyên sâu và uy tín. Tìm hiểu xem bệnh viện, phòng khám đó có chuyên khoa Cơ xương khớp hay không, nếu có thì có máy móc chụp chiếu gì không? - Bác sĩ giỏi. Chọn một bác chuyên khoa Cơ xương khớp giỏi, mọi người có thể tham khảo các bài viết về Bác sĩ Cơ xương khớp giỏi để lựa chọn. Bạn có thể tham khảo danh sách bác sĩ giỏi trên ISOFHCARE: Lịch bác sĩ khám Cơ xương khớp - Chi phí. Đây cũng là điều cần lưu ý khi tìm hiểu và chuẩn bị đi khám. Giá khám, chi phí chụp chiếu khoảng bao nhiêu để ước lượng, chuẩn bị tiền cho hợp lý. Xem thêm bài viết: Khám Xương khớp bao nhiêu tiền? - Đặt lịch. Bạn nên tham khảo xem cơ sở y tế đó có Đặt lịch được không. Nếu Đặt lịch được sẽ rất thuận tiện, được khám đúng bác sĩ, được thông báo khi thay đổi lịch, được nhắc nhở chuẩn bị trước khi đi khám… Bước 2: Trong khi đi khám Cần lưu ý một số điều sau khi đi khám, để quá trình khám được thuận lợi, suôn sẻ: - Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, triệu chứng, các kết quả chụp chiếu đã có để đưa ra đánh giá ban đầu cho người bệnh. Nếu đã đủ để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho kết quả luôn. - Chụp chiếu. Nhiều trường hợp cần phải chụp chiếu thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp (Xquang, có thể là MRI, siêu âm hoặc CT-Scan). Sau đó, chờ có kết quả và mang lại để bác sĩ đọc kết quả. - Hỏi kỹ. Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi, hỏi trực tiếp bác sĩ. Ví dụ: có cần hạn chế vận động không, hoặc có cần tập luyện gì không, có cần lưu ý gì trong khi dùng thuốc không, cần điều trị tỏng khoảng bao lâu… Bước 3: Sau khi đi khám - Tuân theo chỉ định của bác sĩ, đơn thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt cần khoa học, đúng giờ. - Vấn đề trong quá trình điều trị. Thông thường trên sổ khám hoặc trên giấy hẹn sẽ có số điện thoại của bác sĩ hoặc cơ sở y tế bạn đã khám. Khi có bất thường dùng thuốc hoặc bệnh tiến triển xấu thì nên gọi điện sớm cho bác sĩ để trao đổi cụ thể. - Tái khám đúng hẹn. Nhiều người bệnh chủ quan, không đi khám lại vì thấy tình trạng ổn định hơn. Nếu đã có hẹn tái khám, tức là bác sĩ cần theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để điều chỉnh thuốc và cách sinh hoạt, vận động. Có thể thuốc đã kê không đáp ứng được với cơ thể của bạn, cần đổi thuốc khác… Trên đây IVIE đã cung cấp các thông tin cơ bản nhất về quy trình khám cơ xương khớp chuẩn liệu trình tại các cơ sở y tế lớn. Liên hệ ngay với IVIE để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cơ xương khớp tại Các cơ sở y tế tại Hà Nội.