Nhiều người lầm tưởng rằng thức ăn để trong tủ lạnh là an toàn. Tuy nhiên, điều đó chưa hoàn toàn đúng vì ở nhiệt độ của tủ lạnh, vi sinh vật chỉ bị ức chế (hoạt động chậm) chứ không chết, thức ăn thực chất vẫn bị phân hủy nhưng với tốc độ chậm hơn so với môi trường bên ngoài. Nếu để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu vẫn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc, về lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng khác đối với sức khỏe người sử dụng. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, đa số phụ nữ vừa phải gánh công việc xã hội, kiếm tiền vừa phải gánh trách nhiệm chăm nom gia đình nên họ bận rộn và thường không có nhiều thời gian. Do đó, nhiều người có thói quen bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh và ăn dần sau đó. Tuy nhiên họ không biết rằng thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ bị mất chất, biến chất hay nhiễm khuẩn. Dù lưu trữ trong tủ lạnh thì vẫn có quá trình biến đổi protein xảy ra, làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng và chuyển thành chất độc. Đa số gia đình lưu trữ đồ ăn trong tủ lạnh để ăn dần Vậy ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh đến ngày hôm sau có thực sự nguy hiểm, dẫn đến ung thư hay không? không thể phủ nhận một điều là thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi; tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với để ở bên ngoài. Vì tủ lạnh thường ở nhiệt độ 5-8 độ C, vi sinh vật ưa lạnh vẫn phát triển và quá trình biến đổi protein trong thực phẩm vẫn diễn ra. Quá trình này tạo nitrat, nitrit. Khi muối nitrat khi vào cơ thể người tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa sinh ra NO2-. Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, NO2- trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư. Nitrit có trong rau củ quả hiện nay là do quá trình phun thuốc trừ sâu có hàm lượng nitrit cao; còn với thịt cá là từ những chất bảo quản giúp thịt cá tươi ngon. Khi vào cơ thể, nitrit tác động với các acid amin có trong dạ dày tạo thành nitrosamine (tiền chất gây ung thư). Tủ lạnh là phát minh của nhân loại với mục đích là bảo quản thức ăn, hạn chế quá trình tự phân hủy của thức ăn, nên nếu nói ăn thức ăn để trong tủ lạnh lâu ngày dẫn đến bệnh ung thư là thiếu cơ sở khoa học, cần những đánh giá, nghiên cứu cụ thể để không gây hoang mang cho người sử dụng. Nitrit là thủ phạm làm gia tăng khả năng mắc một số bệnh ung thư đường tiêu hóa nếu ai đó hấp thụ liên tục trong thời gian dài. Còn nếu hấp thụ nitrit ở hàm lượng cao hơn mức cho phép thì có thể gây ra ngộ độc cấp tính. Nitrit xuất hiện nhiều trong xúc xích, thịt hun khói, cà muối... Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Với hàm lượng cao hơn có thể gây ức chế oxy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu làm cho cơ thể bị choáng váng và ngất khi đang làm việc hay vui chơi. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó, việc đun nấu ở nhiệt độ cao cũng chỉ giúp diệt các vi khuẩn, nấm mốc có hại trong thức ăn, nhưng hàm lượng các chất độc như nitrit vẫn không thay đổi. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng quy cách sẽ an toàn hơn cho sức khỏe gia đình bạn Khi sử dụng tủ lạnh bạn cầu chú ý nguyên tắc sử dụng tủ lạnh là phải vệ sinh thường xuyên; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn cần được bảo quản trong hộp kín, bọc màng bọc màng nilông để tránh mùi, tránh nhiễm khuẩn sang những loại thức ăn khác trong tủ lạnh; chỉ bảo quản những thực phẩm tươi (tránh đồ ôi, thiu). Lưu ý: thịt, cá tươi, sống phải để ở ngăn đá, chia nhỏ theo bữa ăn cho tiện sử dụng và chỉ sử dụng trong khoảng một tháng; thực phẩm ở ngăn mát nên dùng tốt nhất trong vòng một tuần; đối với đồ ăn chín nên nấu lại trước khi ăn; để thức ăn nguội mới đưa vào tủ... Theo Anti - U100.com