Tiêm phòng khi mang thai

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi Hardion1995, 11/5/16.

  1. Hardion1995

    Hardion1995 Thành viên

    Tham gia ngày:
    10/5/16
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Tiêm phòng khi mang thai chắc hẳn là yếu tố không thể thiếu để thai kỳ được phát triển khỏe mạnh. Việc tiêm phòng này sẽ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Xong, không phải tiêm phòng vắc xin nào cũng được, mẹ bầu cần nhận được lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

    Một khi mẹ đã mang thai, có rất nhiều thứ khiến mẹ phải lo lắng và tiêm phòng khi mang thai cũng không ngoại lệ. Những thông tin bên dưới sẽ phần nào giúp mẹ giải tỏa thắc mắc.

    Kháng thể Rubella

    Mẹ được tiêm phòng rubella từ nhỏ, thế nhưng kết quả xét nghiệm máu tiền sản gần đây lại cho thấy kháng thể rubella của mẹ khá thấp. Liệu điều này có đáng lo ngại khi mang thai hay không?

    - Xem thêm: Chuan bi mang thai

    [​IMG]

    Trong trường hợp này, mẹ sẽ không được tiêm vắc xin phòng rubella ở giữa thai kỳ mà chỉ được tiêm ngay sau khi sinh con xong. Việc này không ảnh hưởng gì đến việc cho con bú cả. Bên cạnh đó, ngày nay hầu hết trẻ em và người lớn đều được tiêm ngừa rubella, do đó, cơ hội mẹ tiếp xúc với mầm bệnh hầu như bằng không. Vậy nên, mẹ đừng lo lắng quá nhé.

    Tiêm phòng khi mang thai

    Tiêm phòng khi mang thai chắc hẳn là yếu tố không thể thiếu để thai kỳ được phát triển khỏe mạnh. Xong, không phải tiêm phòng vắc xin nào cũng được, mẹ bầu cần nhận được lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa và không nên tự ý đi tiêm. Nhưng tốt nhất mẹ nên tiêm phòng tất cả các loại chủng ngừa cần thiết trước khi mang thai bởi nhiễm khuẩn có thể gây ra biến chứng thai kỳ.

    Hầu hết các chủng ngừa sử dụng vắc xin sống, bao gồm vắc xin MMR (Sởi – Quai bị - Rubella) và vắc xin thủy đậu, đều không nên tiêm ngay trong thai kỳ. Các loại vắc xin khác như vắc xin viêm gan A và phế cầu khuẩn không nên tiêm thường xuyên nếu không cần thiết. Còn vắc xin viêm gan B nên được tiêm khi mẹ đang trong giai đoạn mong con.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai trong mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 4) nên được tiêm vắc xin cúm và mỗi mẹ bầu nên được tiêm vắc xin Tdap (phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà) trong khoảng tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ, bất kể lần cuối cùng mẹ được tiêm Tdap là khi nào.

    - Xem thêm: Trẻ 1-2-3 tuổi
     

Chia sẻ trang này