Khi đề cập đến các vấn đề sức khỏe thì chúng ta thường đã quen với khái niệm phòng bệnh - chữa bệnh chứ chưa chú trọng đến việc theo dõi và cải thiện tình trạng sức khỏe sau khi chữa bệnh, hay còn gọi là Phục hồi chức năng (PHCN). PHCN trong y học cũng là một ngành mới được phát triển trên cơ sở hiện đại và cổ điển với những ứng dụng mang lại đóng góp lớn cho xã hội. Là một trung tâm chuyên khoa về Phục hồi chức năng sử dụng Vật lý trị liệu trong điều trị. PHCN là việc sử dụng kết hợp các biện pháp nhằm mục đích trả lại khả năng hoạt động cho một người đang có nguy cơ suy giảm khả năng và trở nên tàn phế. Việc phục hồi chức năng không chỉ tập trung vào bộ phận đang suy giảm mà còn hỗ trợ tăng cường các khả năng còn lại nhằm giảm tối thiểu hậu quả của bệnh tật. Như vậy PHCN là một mảng lớn bao gồm cả y học, kinh tế, xã hội, giáo dục... với cùng một mục tiêu là để cho người bệnh có khả năng tái hòa nhập cộng đồng, có một cuộc sống bình thường, được tham gia các hoạt động xã hội, được bình đẳng và được thoải mái về tâm lý... Vai trò của vật lý phục hồi chức năng Trước đây, nhiều người chỉ quan niệm rằng mục tiêu cuối cùng của việc điều trị là cứu sống bệnh nhân thành công, nhưng quan niệm đó gặp nhiều sự phản đối vì nhiều người được cứu sống lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, không thể sống cuộc sống bình thường, bị hành hạ, sống không bằng chết. Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của công tác điều trị bệnh đã có sự thay đổi, nó không chỉ dừng lại ở việc cứu sống bệnh nhân mà phải bao gồm giúp bệnh nhân tái hòa nhập cuộc sống thường ngày, không để họ phải chịu áp lực trở thành gánh nặng cho người khác. Quá trình thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh cần phải được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, nắm vứng kiến thức và quy trình điều trị bằng vật lý trị liệu, có khả năng phản ứng nhạy bén, dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người để đưa ra những bài tập phù hợp, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn. Vật lý phục hồi chức năng có thể áp dụng cho những đối tượng ở mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh, có thể kể đến như: ***Bạn Cần Đọc Thêm: phương pháp vật lý trị liệu Những bệnh nhân cứng khớp, teo cơ do gãy xương, phẫu thuật, nằm bất động lâu ngày. Những bệnh nhân cần phục hồi chức năng do di chứng liệt, nói ngọng… sau tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống. Những người bị bỏng, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, đau lưng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… Những người thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, căng thẳng… Những người khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể như không có tay, chân, dị dạng, tăng trưởng kém… Những người khiếm khuyết chức năng như câm, điếc, mù, cận thị, nói ngọng, đi lại khó khăn… Những người bị hạn chế hoặc rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ… Những phương pháp vật lý phục hồi chức năng Vật lý phục hồi chức năng bằng hình thức thụ động: Đây là hình thức điều trị thụ động của vật lý phục hồi chức năng không yêu cầu bạn cử động nhiều. Có tác dụng giúp giảm đau cấp tính nhanh. Kích thích điện: Nó kích thích cảm giác của các khu vực bị tê liệt, giúp lấy lại cảm giác, giảm đau, làm co cơ bắp theo tính toán giúp phục hồi chức năng. Siêu âm: Biện pháp này giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp, giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa trị bệnh. Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau, giảm sưng và viêm. Thời gian chườm bao lâu tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Việc chườm nóng còn tăng tăng lượng máu chảy đến các vùng bị ảnh hưởng mang theo chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Tác dụng nhiệt: Gồm nhiệt ngoại, nhiệt nội và nhiệt độ tổ chức tăng. Phương pháp cụ thể gồm có ủ ấm, đắp paraphin, chườm nóng, túi gel nhiệt, truyền nhiệt bằng bức xạ, ngâm, tắm nóng, tăng lưu thông máu, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng chuyển hoá… Tác dụng hoá học: Lấy hiệu quả từ sự tác động trực tiếp, sự thay đổi áp lực vi thể của siêu âm, kích thích sinap hóa học, điện phân dòng điện một chiều… Tác dụng điện từ: Bao gồm kích thích sợi thần kinh, dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, chi phối dẫn truyền thần kinh qua sinap, điện di… Vật lý phục hồi chức năng bằng hình thức chủ động: Hình thức này bao gồm những bài tập bắt buộc bạn chủ động cử động cơ thể một mình hoặc dưới sự giúp đỡ của chuyên gia vật lý trị liệu, người nhà. Hình thức này bao gồm các phương pháp: Bài tập tăng cường cơ bắp: Những bài tập này có mục đích giúp giữ cho cột sống ở đúng vị trí, cơ bắp chắc khoẻ, hỗ trợ cho các vùng bị ảnh hưởng, ngăn ngừa đau yếu cơ tái phát. Các bài tập hoạt động nhịp chậm: Các bài tập này rất hữu hiệu cho trường hợp bạn bị đau ít và thời gian đau ngắn. Sử dụng như một thói quen hàng ngày còn có tác dụng duy trì sức khỏe tốt. Những bài tập này bao gồm: Đi bộ; Trị liệu dưới nước; Đi xe đạp… Bài tập dãn cơ: Có tác dụng lấy lại sự linh hoạt trong các ổ đĩa, cơ bắp, gân và dây chằng, giúp tăng cường cơ bắp trong khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp, tăng phạm vi chuyển động, giúp bạn di chuyển linh hoạt nhất có thể. Có thể nói rằng vật lý phục hồi chức năng ra đời để hoàn thiện cho nền y học hiện đại. Áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu nào còn tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người. Hơn nữa, kết quả của quá trình vật lý phục hồi chức năng còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí và lòng kiên trì của người bệnh. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng góp một phần nhỏ đến kết quả điều trị bằng vật lý phục hồi chức năng. Khi vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày càng phát triển, máy móc mới được pháp minh ngày càng hiện đại và có nhiều công dụng, bạn có thể yên tâm hơn về khả năng phục hồi, nhanh chóng trở lại cuộc sống. Hiện nay, trung tâm vật lý trị liệu tphcm đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị bằng vật lý phục hồi chức năng đối với các bệnh viêm khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau đầu, mất ngủ… Cộng với đội ngũ bác sĩ, skỹ thuật viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh, trở lại cuộc sống hàng ngày.